Tình yêu - Liều thuốc tinh thần với người nhiễm HIV
Các Website khác - 09/03/2006

Người nhiễm HIV cần được yêu thương, vỗ về để có thể chấp nhận được tình trạng bệnh tật của mình, Trong lễ triển khai chương trình Circles of Hope tại thánh đường Anh giáo của Hội chữ thập đỏ Holy hôm thứ bảy tuần trước (5/3), em Alintula Nakawala năm nay 15 tuổi đã phát biểu như thế. Alintula cho biết, 3 năm trước đây, em đã biết mình nhiễm HIV.

Alintula hiểu rằng, nhiễm HIV khi còn trẻ sẽ là một thách thức cực kỳ lớn lao vì bản thân em đã phải chịu bao lời chế giễu, nhục mạ của bạn bè. Em nói: "Điều duy nhất giúp em chấp nhận nổi tình trạng thực của mình chính là sự hỗ trợ từ phía gia đình".

Em nói: "Nhiễm HIV sẽ chẳng dễ chịu đựng chút nào nếu không có được tình yêu thương". Theo em, nhiều người nhiễm HIV đã tìm tới cái chết bằng tự từ vì họ cảm thấy họ bị xã hội và chính gia đình mình bỏ rơi. "Chúng ta phải giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống", em khẳng định. Theo em, điều không may mắn là vẫn còn rất nhiều người lớn không dám nói chuyện với con cái họ về HIV/AIDS.

"Nếu bạn biết tình trạng bệnh tật của con cái bạn, bạn phải nói cho chúng biết để chúng biết cách tự chăm sóc bản thân", Alintula nói. Em cho biết em bị nhiễm bệnh sau lần xăm lúc 10 tuổi do người dì của em làm cho, người dì này cũng đã chết vì HIV/AIDS.

Triển khai chương trình Circles of Hopes, bác sĩ Godfrey Biemba, giám đốc điều hành Hiệp hội y tế nhà thờ (CHAZ) mong muốn sự giải trình của các tổ chức và các nhà thờ đã nhận tiền tham gia chiến dịch phòng chống HIV. Ông nói: "Những ngày tháng đã qua và một số người trong nhà thờ đã nói rằng họ có khả năng để giải trình, tài khoản của chúng tôi đang ở trên trời, chúng ta phải có trách nhiệm. Đây vừa là về phương diện tài chính vừa là vấn đề chúng ta đã làm được những gì".

Bác sĩ Biemba cho biết, CHAZ đòi hỏi những người nhận tiền của hiệp hội phải duy trì được các chương trình hoạt động xác đáng và có hồ sơ tài chính. Ông nói: "Tiền quỹ mà chúng tôi phát ra chỉ là phương tiện để đi tới đích của vấn đề, và chúng tôi cần chứng kiến những cái đích ấy".

Bác sĩ Biemba cho biết, một điều phấn khởi là hiện nay nhà thờ không chỉ giải quyết tốt vấn đề ngăn ngừa lây nhiễm HIV mà còn tiến tới xoá bỏ hiệu quả thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm bệnh.

Ông nói: "Trong một thời gian dài, HIV/AIDS đã được gắn với những hành vi lang chạ và bất cứ ai nhiễm HIV cũng đều bị nhà thờ coi là kẻ tội đồ đáng bị kỳ thị, khinh miệt và phân biệt đối xử".

Trước đây, giám mục Anh giáo Lusaka David Njovu đã yêu cầu giới tăng lữ tự nguyện tư vấn và làm xét nghiệm HIV giống như các chính trị gia.

Giám mục Njovu nói: "Chúng ta không thể chỉ biết yêu cầu các chính trị gia làm xét nghiệm HIV không khi giới chức lãnh đạo tôn giáo lại đứng ngoài hoạt động này".

Đỗ Dương theo http://allafrica.com