![]() |
Trong một văn phòng nhỏ của Công ty chứng khoán Mekong nằm tại con ngõ hẻm trung tâm Hà Nội, các nhà đầu tư chăm chú nhìn vào màn hình laptop. Giao dịch tại thời điểm hiện tại hết sức ảm đạm khiến họ vô cùng chán ngán. Đây là quang cảnh trái ngược hẳn với những gì người ta từng thấy tại sàn giao dịch của các trung tâm chứng khoán một năm trước đây. Các nhà đầu tư chen nhau đến sàn, người người chơi chứng khoán, nhà nhà chơi chứng khoán, không ít người trong số đó đã có một cuộc sống thật sự khấm khá hơn nhờ chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm cho đến nay đã sụt giảm 42,4%, những văn phòng này trở nên vắng vẻ hơn bao giờ hết. Chị Hà, năm 2006 đã từ bỏ vị trí nhân viên xuất nhập khẩu của một công ty để dành mọi thời gian chơi chứng khoán, số vốn chị bỏ vào thị trường khoảng 31.000USD, tuy nhiên đến nay lợi nhuận mang lại đã khiến chị không khỏi thất vọng. Tuy nhiên theo chị, lúc này đã quá muộn để chị có thể rút khỏi thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi bắt đầu chính thức đi vào hoạt động cho đến nay mới là 8 năm. Sự lao dốc trong thời gian gần đây đã là tai họa lớn về tài chính đối với nhà đầu tư. Rất nhiều nhà đầu tư mất một lượng tiền lớn sau chỉ một khoảng thời gian ngắn, họ cố gắng bù đắp thua lỗ song càng cố gắng, họ càng thua lỗ nặng. Ông Dickon Verey, một đại diện của công ty chứng khoán Mekong, cho rằng việc rút bớt tiền lưu thông ra khỏi thị trường đã làm thị trường bất động sản đóng băng và nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. TTCK Việt Nam sau khi tăng cao cho đến tháng 3/2007 đã sụt giảm vào cuối năm ngoái khi các ngân hàng hạn chế, thắt chặt chính sách cho vay tiền mua cổ phiếu, lượng cổ phiếu mới tung ra thị trường quá nhiều và lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế Việt Nam. TTCK Việt Nam năm 2007 đã chỉ tăng trưởng 25%. Tuy nhiên, theo một số giám đốc các quỹ đầu tư tại Việt Nam, thị trường rơi tự do như hiện nay có một phần nguyên nhân từ việc Ngân hàng Nhà nước rút 20.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống tài chính thông qua phát hành tín phiếu bắt buộc cho các ngân hàng thương mại cổ phần. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải dừng việc mua cổ phiếu với sự bất lực trong việc tiếp cận đồng tiền địa phương khi ngân hàng nhà nước tạm dừng việc mua vào USD. Sự khan hiếm VND trong thời gian vừa qua cũng khiến một số nhà đầu tư nước ngoài khó khăn trong việc mua cổ phiếu. Ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho rằng: “Trong một thời gian dài, giá của rất nhiều loại cổ phiếu đã bị thổi phồng, không phản ánh giá trị thực của các cổ phiếu đó. Hiện nay thị trường đang có xu hướng trở về với giá trị thật. Chúng tôi không gọi đó là sự suy sụp mà là các cổ phiếu trở về với giá trị thực có”.
▪ Dân Mỹ cũng khốn đốn vì lạm phát (24/04/2008)
▪ “Nâng trần lãi suất lên 200% là chưa có cơ sở” (24/04/2008)
▪ Cty Vạn Thịnh Hưng lừa đảo? (23/04/2008)
▪ EVN phải đảm bảo cung cấp điện ở mức cao nhất (23/04/2008)
▪ Vietcombank sẽ bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược (23/04/2008)
▪ Doanh nghiệp xăng dầu mỗi tháng lỗ 1.000 tỉ đồng (23/04/2008)
▪ Thị trường Xi măng: Nhiều dấu hiệu “sốt” ảo (23/04/2008)
▪ "Kinh tế Việt Nam không thể suy thoái" (21/04/2008)
▪ Bất động sản du lịch: Quá nhiều cơ hội để đầu tư (19/04/2008)
▪ Đàm phán “tái” đổ vỡ, Vinapco “kêu cứu” (19/04/2008)