Mía "nóng", mía "nhạt" Chỉ vùng mía nguyên liệu Hậu Giang (800.000 tấn), theo tính toán, với đà thu hoạch mía non (chữ đường thấp) như hiện nay sẽ gây thất thu xấp xỉ 90 tỉ đồng, sản lượng đường giảm tới 24.000 tấn. Thật ra chẳng nhà máy đường nào thừa nhận mình tranh mua, mua cả mía non. Thế nhưng, nếu các nhà máy đường không "ăn" mía nguyên liệu thì lực lượng thương lái trung gian mua mía nguyên liệu bán cho ai? Ngày 6.10, Cục Chế biến nông lâm sản (Bộ NNPTNT) đã có cuộc họp với 9 nhà máy đường khu vực ĐBSCL bàn biện pháp khắc phục ngay tình trạng trên. Thế nhưng, một tuần sau cuộc họp này, "cuộc chiến" mía nguyên liệu vẫn diễn ra gay gắt, giá mía nguyên liệu cứ được đẩy lên từ 320 lên 340 và hiện đã 350 đồng/kg. Không chỉ gây thiệt hại nhãn tiền (sản lượng đường giảm do chữ đường thấp), tình trạng tranh mua - giá cao có nguy cơ dẫn tới năm sau nông dân ồ ạt trồng mía. Thế là lại xuất hiện tình trạng cung vượt cầu, giá tụt, nông dân lại... chia tay với cây mía (diện tích mía ở Kiên Giang từng có thời điểm vượt qua 8.000ha, niên vụ này chỉ còn xấp xỉ 4.500ha). |
▪ Xuất khẩu dịch vụ đạt 8 tỉ USD vào năm 2010? (24/10/2005)
▪ Nhiều doanh nghiệp kêu cứu (20/10/2005)
▪ Ngân hàng không đổi tiền lẻ (21/10/2005)
▪ Người dân được tự do chuyển ngoại tệ (20/10/2005)
▪ Sẽ sớm thành lập sàn giao dịch bất động sản (21/10/2005)
▪ Hàng ngoại át hàng nội (20/10/2005)
▪ Thành lập Cục Điều tiết điện lực (21/10/2005)
▪ Miễn thị thực, khách du lịch đến Việt Nam tăng mạnh (21/10/2005)
▪ Dệt may và nguy cơ mất khách (21/10/2005)
▪ Miền Bắc: 10.000ha lúa giảm năng suất vì sâu đục thân (22/10/2005)