Việt Nam - môi trường tốt cho hoạt động bảo hiểm Thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) VN đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự đóng góp hiệu quả của các doanh nghiệp BHNT có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Sau 6 năm hoạt động, Prudential Việt Nam vẫn khẳng định là đơn vị dẫn đầu trong khối bảo hiểm FDI. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Thanh Phong (nguyên Tổng giám đốc Prudential Việt Nam) - Tổng Giám đốc Điều hành khu vực, phụ trách Việt Nam, Âận Độ và Thái Lan.
- Chúng tôi đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế VN, trong đó có ngành BHNT. Năm 1995, khi Prudential mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, BHNT đang là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ với người dân VN, trong khi trên thế giới BHNT đã phát triển hàng trăm năm. Năm 1996, Bộ Tài chính cho phép DN đầu tiên kinh doanh BHNT là Bảo Việt. Bốn năm sau, một số DN FDI lần lượt được cấp phép, đó là Chinfon Manulife, Prudential, AIA... Mặc dù tại VN, BHNT ra đời muộn, song sự bứt phá của nó quả là ngoạn mục. Con số từ Hiệp hội Bảo hiểm VN cho thấy, từ năm 2000 - 2004, doanh thu phí BHNT toàn thị trường tăng bình quân trên 40%/ năm và xấp xỉ 1,25% GDP. Đến thời điểm này, cả nước đã có trên 6 triệu khách hàng tham gia bảo hiểm. Riêng Prudential VN, sau 6 năm hoạt động, đã có hơn 2,2 triệu khách hàng và chiếm 40% thị phần trên thị trường BHNT. - Theo ông, Chính phủ VN đã tạo được môi trường pháp lý thuận tiện để thúc đẩy ngành BHNT phát triển? - Mặc dù BHNT mới hình thành chưa đầy 10 năm nay, song Chính phủ VN đã rất nỗ lực xây dựng khung pháp lý cho ngành BHNT. Cùng với Luật Kinh doanh bảo hiểm (năm 2000), nhiều văn bản pháp lý quan trọng cũng đã ra đời. Đặc biệt, trong năm 2003, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010" đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho môi trường kinh doanh và đầu tư tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của BHNT như hiện nay thì các quy định về pháp lý còn phải tiếp tục hoàn thiện. - Prudential là một trong 13 DN FDI xuất sắc nhất được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng bằng khen, cá nhân ông cũng vừa được Chính phủ Anh tặng "Huân chương Hoàng gia Anh" vì sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành dịch vụ tài chính tại VN. Ông cảm nhận về điều này như thế nào? - Tôi rất vinh dự trước những ghi nhận đó. Các phần thưởng cao quý này là kết quả của sự nỗ lực tuyệt vời của trên 40 ngàn nhân viên và đại lý của Prudential VN. - Ông có thể cho độc giả biết đôi nét về người kế nhiệm ông trong vai trò lãnh đạo Prudential VN không? - Tổng giám đốc mới của Prudential Việt Nam là ông Charlie Oropeza - một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực BHNT của Prudential Châu Á! Ông Charlie đã có 25 năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh BHNT tại Bắc Mỹ và Châu Á. Trước khi làm Tổng giám đốc Prudential VN, ông đã điều hành rất thành công Prudential Indonesia. Đặc biệt, kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển đại lý của ông Charlie sẽ rất quan trọng cho việc xây dựng đội ngũ đại lý Prudential chuyên nghiệp nhằm mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Việt Nam. Với một người đứng đầu xuất sắc như ông Charlie cùng một đội ngũ nhân viên và đại lý được đào tạo rất chuyên nghiệp, tôi tin tưởng chắc chắn Prudential VN sẽ tiếp tục vươn tới những thành công mới. Ông Huỳnh Thanh Phong tốt nghiệp toán học tại Canada năm 1986 và bắt đầu làm việc tại Công ty BHNT Crown Life Canada tại Toronto. Năm 1992, ông là người VN đầu tiên được công nhận thành viên Hiệp hội Tính phí Bảo hiểm Canada và Hoa Kỳ. |
▪ Sức hút siêu thị (26/12/2005)
▪ Các dịch vụ thẩm mỹ nở rộ vào mùa cuối năm (25/12/2005)
▪ Ký hợp đồng chế tạo thiết bị lò hơi xuất khẩu (24/12/2005)
▪ Triển khai 12 công trình thuỷ lợi gắn với thuỷ điện vừa và nhỏ (24/12/2005)
▪ Hơn 150 hộ dân tộc thiểu số huyện Lạc Dương có điện trước Tết âm lịch (24/12/2005)
▪ Việc VNPT "chơi xấu" là khó xảy ra (24/12/2005)
▪ Chặn từ xa sự đổ vỡ (24/12/2005)
▪ Bảo hiểm thân tàu cá (24/12/2005)
▪ Cơ sở chế biến gia cầm được vay vốn lãi suất 0% đến ngày 1.3.2006 (24/12/2005)
▪ Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Luật Quản lý thuế (24/12/2005)