Thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Các Website khác - 20/01/2006
Hỏi: Xin cho biết điều kiện làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với người không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
Trả lời: Ngày 9-12-2005 , UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết đinh số 214/200 -QĐ-UB bổ sung quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp (hoặc bảo lãnh), góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất chuyển quyền sở hữu nhà trên địa bàn TP Hà Nội. Theo Quyết định này, những người không có hộ khẩu thường trú tại TP Hà Nội nhưng đã mua, nhận chuyển nhượng nhà đất của người có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (gọi chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở) được làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (theo quy định ban hành tại Quyết định số 156/2004/QĐ-UB ngày 15-10-2004 của UBND TP Hà Nội) nếu có đủ các điều kiện sau:

a. Điều kiện đối với người không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội:

- Có việc làm ổn định tại Hà Nội theo quyết định điều động hoặc tuyển dụng, có hợp đồng lao động; được các tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng lao động xác nhận, có đóng BHXH đầy đủ, liên tục tại Hà Nội từ 3 năm trở lên (tinh đến thời điểm xin chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở).

- Không thuộc diện bị cấm cư trú tại Hà Nội theo quy định của bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

b. Người không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội khi làm thủ tục hồ sơ chuyển quyền sơ hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, ngoài việc phải thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục được quy định tại Quyết định số 156/2005/QĐ-UB, phải bổ sung Giấy xác nhận của tổ chức đơn vị quản lý và sử dụng lao động về việc người xin cấp) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở hiện đang công tác hoặc lao động, có đóng BHXH đầy đủ, liên tục tại Hà Nội từ 3 năm trở lên (tính đến thời điểm xin chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở), kèm theo bản sao Sổ BHXH.

- Bản sao Sổ đăng ký tạm trú có thời hạn (còn thời hạn) hoặc giấy xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú về việc không thuộc diện bị cấm cư trú tại Hà Nội theo quy định của bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

------------------------

Thủ tục và chi phí sang tên "sổ đỏ" như thế nào?

Hỏi: Năm 2001, tôi mua mảnh đất của một gia đình được giao đất giãn dân và đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND huyện Gia Lâm cấp năm 2000. Việc mua bán có giấy tờ viết tay, được UBND xã xác nhận. Nay tôi muốn đứng tên trong giấy chứng nhận này, đề nghị quý báo cho biết, tôi phải làm gì và phải nộp những khoản tiền nào?

Nguyễn Văn Vinh (huyện Gia Lâm)

Trả lời: Theo Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18-2-2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, thì trường hợp của ống sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, thì trường hợp của ông sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Ông cần bổ sung xác nhận đang sử dụng đất không có tranh chấp của UBND xã nơi có đất và nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà và đất huyện Gia Lâm để được giải quyết.

Về nghĩa vụ tài chính thì khi chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, người có quyền sử dụng đất phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, mức thuế được tính bằng 4% giá trị đất do UBND thành phố quy định. Ngoài ra, theo Pháp lệnh phí và lệ phí thì người có tài sản đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nộp lệ phí trước bạ tính bằng 1% giá đất do UBND thành phố quy định (giá đất hiện hành áp dụng theo Quyết định số 05/2005/QĐ-UB ngày 3-1-2006 của UBND thành phố Hà Nội).

Diện tích đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ đất là toàn bộ diện tích thửa đất sử dụng hợp pháp, do Văn phòng đăng ký nhà và đất huyện xác định và cung cấp cho cơ quan thuế.

------------------------

Xếp lương cho cán bộ, công chức cấp xã thôi giữ chức vụ cán bộ chuyên trách

Hỏi: Cán bộ, công chức cấp xã được bầu giữ chức vụ cán bộ chuyên trách của xã. Sau khi cơ cấu lại tổ chức của UBND xã, được trở lại làm việc tại ngạch cũ. Vậy, trường hợp này việc xếp lương cho cán bộ, công chức được xác định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại tiết 3.1 Mục 3 Phần III Thông tư liên tịch số 24/2004/ TTLB-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 14-5-2004 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động Tlương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 2l-10-2005 của Chính phủ thì cán bộ, công chức cấp xã được bầu giữ chức vụ cán bộ chuyên trách của xã, sau khi thôi giữ chức vụ cán bộ chuyên trách được giữ nguyên (bảo lưu) mức lương tháng sáu tháng và khi trở về ngạch cũ để công tác thì được xếp theo ngạch cán bộ, công chức cũ và thời gian giữ chúc vụ cán bộ chuyên trách được tính để xếp bậc lương thâm niên theo ngạch lương của công chức cấp xã.

Tuy nhiên, việc xếp lương còn phụ thuộc vào bằng cấp chuyên môn vào thời điểm sau thời hạn bảo lưu 6 tháng:

Nếu không có sự thay đổi về bằng cấp chuyên môn được đào tạo thì căn cứ vào ngạch, bậc lương chuyên môn đã được xếp trước khi giữ chức vụ bầu cử và thời gian giữ chức vụ bầu cử để xếp vào bậc lương cho phù hợp với quy định về thời gian tính nâng bậc lương đối với công chức cấp xã.

Nếu có sự thay đổi về bằng cấp chuyên môn do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đì đào tạo thì được xếp lương theo nguyên tắc quy định tại tiết 1.5 điểm 1 Mức III của Thông tư này.

------------------------

Việc hoãn chấp hành án được quy định như thế nào?

Hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về việc hoãn chấp hành án? Nếu được hoãn chấp hành án thì cần làm những thủ tục gì?

Trả lời: Về việc hoãn chấp hành hình phạt tù, tại Điều 61 BLHS quy định như sau:

“1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a. Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

b. Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

c. Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

d. Bị kết án về tội nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm.

2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bán án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này".

Về thủ tục xin hoãn chấp hành án phải làm đơn cùng các tài liệu, giấy tờ khác (có giá nhận của chính quyền địa phương) về việc khó khăn khi phải chấp hành án và gửi Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm; Chánh án Tòa án sẽ xem xét và quyết định.

Tổng hợp