Các chương trình phòng chống HIV của WHO tại khu vực Đông Á
Các Website khác - 25/08/2005

Khu vực Đông Á cần phải tăng cường cải thiện các chương trình phòng chống HIV ngay lập tức cho những người buôn bán mại dâm và tiêm chích ma túy để có thể kiểm sóat được đại dịch AIDS, văn phòng của WHO (Tổ chức Y Tế Thế Giới) Khu vực Tây Thái Bình Dương đã lên tiếng cảnh báo như vậy.

Tổ chức WHO nhận thấy rằng những người mua bán ma túy và tiêm chích ma túy là những “mục tiêu chủ yếu” cho tình trạng lây nhiễm HIV ngày càng tăng cao ở nhiều nước Đông Á. Nạn dịch này có thể lan rộng hơn nữa gây hại cho cộng đồng, khi virus HIV lây lan từ người “bán” đến người “mua”, và từ người “mua” sang vợ của họ.

Ở vài khu vực, có sự liên hệ giữa việc mua bán mại dâm và tiêm chích ma túy. Cuộc khảo sát ở Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam cho thấy rằng một tỷ lệ ngày càng tăng những người làm nghề bán dâm có chích ma túy và bị nhiễm HIV.

“Đang có mối nguy hiểm thật sự là nạn dịch này có thể trở nên nghiêm trọng trong tương lai. Chúng ta cần phải hành động để ngăn chặn điều này có thể xảy ra.” Bác sĩ Shigeru Omi, Giám đốc phụ trách khu vực của WHO ở Khu vực Tây Thái Bình Dương (bao gồm vùng Thái Bình Dương và Châu Á) đã khẳng định.

Hiện nay, mức độ nhiễm HIV ở nhiều nước vẫn còn tương đối thấp so với nhiều nước khác trên thế giới, nhưng không có nghĩa tương quan này sẽ không thay đổi.

Mức độ các bệnh truyền nhiễm qua quan hệ tình dục (STI) ngày càng tăng cao ở nhiều khu vực cho thấy tình trạng quan hệ tình dục không an tòan, trong đó có việc tỷ lệ sử dụng bao cao su còn thấp.

Những cuộc khảo sát về STI ờ vài quốc gia đã cho thấy tiềm ẩn sự bùng nổ lây lan HIV:

  • 80% những người bán dâm có bệnh STI , (theo 1 cuộc khảo sát 2000 người ở 1 tỉnh của Trung Quốc)
  • 41% những người bán dâm ở Kuala Lumpur, Malaysia có ít nhất 1 bệnh STI và 31% cho thấy bị nhiễm giang mai, (theo 1 cuộc khảo sát được WHO tài trợ)
  • 36% những người bán dâm bị nhiễm Chlamydial (tên 1 lọai vi khuẩn gây bệnh lây lan qua đường tình dục-ND) (theo 1 cuộc khảo sát ở Philippines)

Ở những vùng bị nhiễm, bệnh STI càng giúp cho HIV lây lan dễ dàng hơn nữa do các bệnh này làm tăng số lượng bạch cầu có chứa HIV trong máu.Thực tế cho thấy rằng chữa trị tốt các bệnh STI làm giảm sự lây lan của HIV. Dù sao ở nhiều khía cạnh thì việc chữa trị STI còn hạn chế và không đựơc mở rộng, đặc biệt là đối với cộng đồng.

Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO đã đưa ra kế họach “100% sử dụng bao cao su” đối với nghề bán dâm. Chương trình như thế này triển khai ở Thái Lan và Campuchia đã cho thấy những tác dụng đáng kể khi hạ thấp được tỷ lệ nhiễm HIV. Số người sử dụng bao cao su ở Campuchia đã tăng lên gấp đôi, đạt đến 80% năm 1999.

WHO cũng đã nhấn mạnh cần phải ngăn chặn sự lây lan HIV ở những người tiêm chích ma túy. Ở nhiều khu vực, sự lây nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma túy hiện nay là yếu tố quan trọng trong sự bùng nổ của đại dịch.Đây vẫn là nguyên nhân chủ yếu trong sự lây lan HIV ở Trung Quốc (850.000 người mang HIV), Malaysia(41.000 người mang HIV), Việt Nam(130.000 người mang HIV).

Ở nhiều quốc gia, có rất ít các chương trình họat động nhằm ngăn chặn sự lây lan HIV ở những người tiêm chích ma túy.

Những chương trình “Harm reduction” nhằm làm giảm bớt những thiệt hại có thể do nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma túy thông qua giáo dục, các chương trình đổi kim chích,cung cấp thuốc điều trị đã cho thấy đạt hiệu quả cao ở Australia và New Zealand.

Tình trạng nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma túy vẫn còn duy trì mức độ thấp ở Australia là nhờ các chương trình khá hiệu quả như thế này.