Quê Lan là làng chài ở một đảo nhỏ nằm dọc theo bờ biển của miền Trung. Nơi đó có một bờ cát trắng mịn trải dài tuyệt đẹp với rừng dừa xanh ngát, quanh năm mưa thuận gió hòa. Mọi người trong làng đều sống hòa thuận, yên vui, tuy cuộc sống còn rất nghèo khổ. Lan là một cô gài mới lớn, nhan sắc thuộc dạng trung bình nhưng có được duyên thầm trời phú. Rồi một ngày, mọi việc bắt đầu xáo trộn với làng chài nhỏ bé và cô gái ngây thơ, hiền lành xứ biển…
Thời buổi đất nước đang chuyển mình phát triển, du lịch được xem là một ngành công nghiệp không khói quan trọng. Người ta đổ xô đi khám phá mọi nơi ”khỉ ho cò gáy” có cảnh quan đẹp rồi đầu tư làm khu du lịch. Làng chài quê Lan là một nơi đầu tư lý tưởng để họ sẵn sàng đầu tư bạc tỉ không cần đắn đo vì có tiềm năng rất lớn. Một công ty có tiếng đã “nhảy” vào làng chài.
Cái khu làng nhỏ nhoi đó phải chuyển đi nơi khác. Nơi ở mới của làng chài là khu đồi nhưng vẫn ở khu đảo, được công ty này san lấp tạm bợ rồi chia cho mỗi hộ gia đình một lô nhỏ tái định cư và một khoản tiền đền bù gọi là. Làng chài bây giờ chỉ là một cụm dân cư nhỏ với nhà cửa giống khu ổ chuột ở thành phố. Bao nhiêu cảnh đời đã bị thay đổi đến không ngờ.
Rồi khu du lịch hoàn thành đưa vào khai thác, Lan được nhận vào làm tạp vụ. Hòa mình với lối sống hiện đại, Lan ao ước se có được tấm chồng giàu có, sang trọng để đổi đời cũng như phụ giúp gia đình nghèo khó. Thời gian dần trôi, một hôm có đoàn khách du lịch đến tham quan đảo. Một anh chàng điển trai và có vẻ giàu có trong đoàn ấy đã gây ấn tượng mạnh với Lan. Cố gắng tìm cách tiếp cận đối tượng, Lan cũng nhanh chóng lọt vào đôi mắt sành đời cùa anh ta. Họ nhanh chóng quen nhau, rồi trao đổi địa chỉ, nickname để liên lạc, chia sẻ với nhau qua màn hình máy vi tính. Rồi đến lúc cảm thấy không thể thiếu nhau, họ tiến tới hôn nhân.
Ngày lên xe hoa về nhà chồng, Lan khóc thật nhiều, khóc vì hạnh phúc, khóc vì sắp xa quê, xa cha mẹ, bạn bè…Sống được một thời gian thì Lan mới biết, chồng Lan là một người không nghề nghiệp và vẫn sống dựa vào gia đình, dựa vào tiền viện trợ hàng tháng của một người bà con bên nước ngoài nên lúc có lúc không. Cưới nhau vài tháng thì Lan mang thai, cuộc sống càng khó khăn khi người bà con nọ phát hiện ra anh ta chỉ thích ăn bám vợ và họ đã cắt viện trợ. Vậy nhưng anh ta vẫn thích sống hưởng thụ, thích ba hoa khóac lác mà không hề muốn lao động.
Qua vay mượn, chồng Lan và một vài người bạn trai có vẻ là dân ăn chơi cũng mở được một tiệm cắt tóc sang trọng. Tiệm cắt tóc có vẻ ăn nên làm ra, khách sang vào nhiều, nhưng có một điều lạ là khách vào tiệm toàn là phụ nữ trạc tứ tuần, sang trọng, quý phái.Tiền anh đưa cho Lan ngày càng nhiều. Lan mừng thầm vì thấy chồng mình đã chí thú lo làm ăn.
Rồi Lan sinh được một cậu con trai kháu khỉnh. Lan tràn trề hạnh phúc. Một hôm, cô bạn cùng quê thửơ nào ghé thăm và mừng cho cuộc sống của Lan. Cô bạn nói rằng thỉnh thoảng có thấy chồng Lan ghé vào khách sạn gần nhà. Sinh nghi, lan bí mật theo dõi chồng thì phát hiện tiệm hớt tóc kia là một hoạt động mại dâm nam trá hình mà bãi đáp là những khách sạn kín đáo. Giận chồng, nhưng sợ hệ lụy vầ luật pháp, Lan không dám khai báo với công an. Đã vậy, chồng Lan còn trắng trợn”Tao không làm thế thì hai mẹ con chúng mày đâu có được như bây giờ? Đàn ông làm như vậy có mất mát gì đâu” Chồng Lan như con thiêu thân tiếp tục lao vào những đồng tiền dơ bẩn kia mặc dù Lan đã hết lời khuyên răn.
Một thời gian ngắn sau, chồng Lan bị một vị giám đốc theo dõi bắt quả tang anh ta đang làm chuyện đồi bại với vợ ông ta. Những nhát dao chí mạng chồng Lan lãnh đủ. Rồi tại bệnh viện, bác sỹ đã thông báo với Lan là:”chồng chị bị nhiễm HIV dương tính”, hậu quả của những chuỗi ngày sống trái luân thường, đạo lý. Lan cũng bị lây nhiễm từ chồng, riêng cháu bé thì may mắn được bình an vô sự. Âu đó cũng là hệ quả tất yếu của lối sống hưởng thụ, không coi trọng sức lao động của một bộ phận thanh niên và của một số quý bà dư tiền trác táng.
Theo AIDS và Cộng Đồng
▪ Anh: Nhà thờ khuyến khích sống tiết chế chống HIV (12/01/2006)
▪ Namibia: Hạn chế luật gây khó khăn cho phòng chống HIV trong trại giam (11/01/2006)
▪ Ghana: Bộ trưởng Osafo chủ trương đưa giới trẻ vào công cuộc chống AIDS (09/01/2006)
▪ Mở chiến dịch phòng chống HIV/AIDS “Sống có bản lĩnh” (06/01/2006)
▪ Thiệp tặng kêu gọi xét nghiệm HIV (06/01/2006)
▪ Ghana: Tổ chức phi chính phủ thách thức với đại dịch HIV/AIDS (04/01/2006)
▪ Hoạt động của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Tây (03/01/2006)
▪ Tình cảnh của người tù nhiễm HIV (02/01/2006)
▪ Algeria triển khai chiến dịch chống HIV/AIDS của UNICEF (31/12/2005)
▪ Liên đoàn tự do quốc tế quyên góp giúp trẻ em nhiễm HIV/AIDS ở Nam Phi (30/12/2005)