Liệu pháp giảm nguy cơ nhiễm HIV?
Các Website khác - 29/08/2005

Cần phải tiến hành thêm nhiều cuộc nghiên cứu nữa để có thể chứng minh một cách chắc chắn là việc cắt bao qui đầu có thể là một cách để phòng tránh nhiễm HIV.

Một cuộc thử nghiệm mới đã được thực hiện và cho thấy có sự liên quan giữa việc cắt bao qui đầu và sự giảm nguy cơ nhiễm HIV. Có 3.000 người tình nguyện, cuộc thử nghiệm này ở Nam Phi cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở những người đã được cắt bao qui đầu thấp hơn 3 lần so với những người không qua phẫu thuật này.

Sự khác biệt rất đáng chú ý

Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm rất bất ngờ- 18 người được phẫu thuật so với 51 người không phẫu thuật- nên những người tiến hành vẫn muốn được thực hiện thử nghiệm lạimột lần nữa nhưng lần này là sẽ áp dụng phẫu thuật cho tất cả những người tình nguyện. Dù vậy, những người tiến hành thử nghiệm vẫn cảnh báo rằng “ Nguy cơ nhiễm HIV trên thực tế bao giờ vẫn cao hơn trong kết quả thử nghiệm”

Mặc dù nhiều kết quả thử nghiệm và quan sát cho thấy kết quả rất khả quan thì những thử nghiệm này vẫn chỉ có ý nghĩa xác suất nhất định, mang tính ngẫu nhiên có kiểm sóat.

Dù có sự khác biệt rõ ràng trong phòng ngừa lây nhiễm HIV bằng cắt bỏ bao qui đầu, Denis Broun, Điều phối viên của UNAIDS  tại Delhi, nhấn mạnh luôn phải thận trọng. “Dù cắt bỏ bao qui đầu là một phương pháp rất hữu hiệu giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, nhưng điều đó không có nghĩa chỉ bằng phương pháp này mà có thể tránh được nhiễm HIV”.

Phụ nữ không được bảo vệ

“Cần phải hiểu rằng cắt bao qui đầu ở nam không thể giúp bạn tình của họ tránh được sự lây nhiễm. Vì thế, dù phương pháp này được chứng minh là có hiệu quả trong phòng chống lây nhiễm HIV, thì đó cũng chỉ là một phần trong một chiến lược phòng chống  mà thôi”.

Vùng Nam Sahara châu Phi, đứng đầu về mức độ nhiễm  HIV, cho thấy một đặc điểm rất riêng biệt, tỷ lệ lây nhiễm có những thay đổi rất khác nhau trong vùng. Theo một bản báo cáo năm ngoái ở Lancet, sự thay đổi khác nhau này có thể lien quan đến những phương pháp cắt bỏ bao qui đầu khác nhau.

Ông Broun nhấn mạnh thêm :“Có nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến tỷ lệ lây nhiễm HIV thấp ở nhiều quốc qia châu Phi và Đông Á, những nước thường thực hiện cắt bao qui đầu. Cắt bao qui đầu chỉ là một trong những yếu tố đó mà thôi. Mối liên hệ giữa phương pháp này với khả năng phòng chống HIV vẫn chưa thể được kết luận chính xác, bởi vì cũng cần phải tính đến những yếu tố khác về phong tục và văn hóa”

Ông Broun còn nêu rõ: “Dù những thử nghiệm ở Nam Phi có những kết quả đầy hứa hẹn, cần phải nhớ rằng đó chỉ là những phát hiện ban đầu. Cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa thì mới khẳng định được điều này có tính khả thi hay không”

Viện quốc gia nghiên cứu AIDS (NARI) đặt ở Pune cũng công nhận rằng cắt bao qui đầu có thể là một phương pháp để phòng chống HIV. Ông S.M. Mehendale, Phó giám đốc viện nghiên cứu cũng nhấn mạnh , những nghiên cứu cho thấy rõ rằng những đặc tính về sinh học có vai trò quan trọng hơn những đặc tính về hành vi trong khả năng phòng chống HIV. ( Tờ Hindu , 2/12/2004)

Những kết quả thu được từ hai cuộc thử nghiệm đang tiến hành ở UgandaKenya cũng chưa thể đưa ra kết luận về khả năng phòng chống HIV của phương pháp cắt bỏ bao qui đầu. Nhưng ngay cả khi phương pháp này có được chứng minh về tính hiệu quả đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể  chỉ dựa vào  phương pháp này như là một phương pháp duy nhất có thể giúp phòng tránh HIV. Đó chỉ có nghĩa là chúng ta có thêm một cách nữa trong cuộc chiến chống HIV mà thôi.

Bao cao su vẫn là tốt hơn

Bao cao su sẽ vẫn là phương cách hữu hiệu nhất để phòng chống HIV vì phương pháp cắt bao qui đầu chỉ có tác dụng bảo vệ cho nam giới.

Một vấn đề quan trọng hơn được đặt ra là nếu phương pháp này hiệu quả thì nam giới sẽ không thấy được hậu quả của quan hệ tình dục không an tòan dành cho họ. Mỉa may thay, nó lại là một gánh nặng mới đổ hết lên đầu người phụ nữ.

Cuối cùng, sự an tòan cần phải được cân nhắc đến. Cũng như những can thiệp phẫu thuật khác, cắt bỏ bao qui đầu không phải hòan tòan là không có những biến chứng. Và liệu Chính phủ có khuyến khích cắt bỏ bao qui đầu hay không nếu phương pháp này thật sự hiệu quả?

Ông Broun thêm rằng : “Chắc chắn rằng việc khuyến khích những phẫu thuật thế này để giảm chứ không thể lọai bỏ hòan tòan tỷ lệ lây nhiễm HIV sẽ gây nhiều tranh cãi. Có thật cần thiết phải làm như thế không để phòng chống HIV? Cuộc tranh cãi như thế này chắc chắn sẽ nổ ra ở Ấn Độ”

Theo  Hindu, Ấn Độ