Hàng nghìn trẻ em châu Phi đã chết trước ngày đầy tuổi vì nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/Aids. Đó là một thực trạng đau xót nhưng có thật và vẫn đang diễn ra hàng ngày tại châu lục này. Mới đây một chương trình đã được triển khai nhằm cứu sống các em bé đáng thương đó.
Các buổi hòa nhạc từ thiện Live 8 tại châu Phi thực sự đã thu hút cộng đồng thế giới chú ý tới tình trạng thiếu thốn lương thực khủng khiếp ở đây. Song vấn đề lớn hơn ở châu lục này chưa phải là nạn đói mà là đại dịch HIV/Aids. Không ai vui khi biết được điều này, đã có biết bao trẻ em của châu lục đen đã không bao giờ được trưởng thành.
Bác sĩ Mark Kline cho biết: “Ở châu Phi có khoảng 80% các trường hợp nhiễm mới HIV là trẻ em và cũng chừng ấy phần trăm em nằm trong tổng số trường hợp tử vong toàn châu lục. Cái chết săn đuổi các em từng phút, từng giờ và từng ngày”.
Đại học y Baylor (ở thành phố Houston, Mỹ) và đại gia dược phẩm Bristol-Myers (New York) đã hợp tác gây quỹ khoảng 40 triệu đô la Mỹ nhằm tuyển dụng và đào tạo khoảng 250 dược sĩ trong vòng 5 năm, xây dựng thêm các trung tâm y tế trên toàn châu Phi với mong muốn giảm một nửa số trẻ em tử vong vì đại dịch thế kỷ mỗi năm.
Bác sĩ Kline nói: “Chỉ có gần 1% số trẻ em ở châu Phi được dùng thuốc điều trị HIV/Aids. Chúng tôi hiểu rằng, nguyên do lớn nhất chính là thiếu một đội ngũ y bác sĩ lành nghề. Do đó, chương trình của chúng tôi nhằm khắc phục yếu điểm này bằng việc xây dựng một đội ngũ nhân viên y tế đảm bảo hỗ trợ những thiếu sót ấy của châu Phi. Những người này sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ nhiễm HIV đồng thời đào tạo thêm các nhân viên y tế địa phương, giúp họ có những kỹ năng cần thiết phục vụ công tác nghề nghiệp tại nơi làm việc”.
Còn bác sĩ Gabriel Anabwani thì lạc quan nói: “Chúng tôi hy vọng sau khóa đào tạo này, các nhân viên y tế địa phương hoàn toàn có khả năng tác nghiệp và thậm chí đào tạo thêm được từ 10, 15 hoặc thậm chí là 100 nhân viên lành nghề khác nữa. Nếu làm được như thế, hiệu quả của chương trình sẽ được bội tăng theo thời gian. Tôi nghĩ, với những quốc gia như
Công tác này hiện đã được triển khai ở nhiều trung tâm trên toàn lãnh thổ châu lục và đã cứu sống được hàng nghìn trẻ em. Bác sĩ Anabwani tự hào nói: “Cảm giác thật tuyệt với khi ngắm nhìn những đứa trẻ sau ba tháng điều trị. Sẽ không ai nghĩ đã có lúc chúng không thể nói được gì và chỉ biết nằm chờ chết mà thôi. Giờ đây, trông chúng thật khỏe mạnh, chúng đã tăng cân, đã lại cười nói líu lo cùng cha mẹ, một số em lại bắt đầu tới trường và sống cuộc sống bình thường như bao em nhỏ khác”.
Bác sĩ Kline nói thêm: “Một trong những vấn đề nan giải nhất khi đương đầu với đại dịch HIV/Aids chính là vấn đề cần giải quyết quá khó khăn, phức tạp, không ít người đã đầu hàng và nói rằng, họ chẳng thể làm được vi những trở ngại quá to lớn. Chúng tôi đã cố gắng tìm một cách giải quyết khác và tin rằng tới một lúc nào đó, chúng ta sẽ chiến thắng được dịch bệnh khủng khiếp này”.
Dương Kim Thoa theo http://rds.yahoo.com
▪ Liệu pháp giảm nguy cơ nhiễm HIV? (29/08/2005)
▪ HIV/AIDS: Tự phòng tránh để bảo vệ mình (28/08/2005)
▪ Trường huấn luyện kiến thức HIV/AIDS cho thợ thủ công (27/08/2005)
▪ Internet làm giảm lây nhiễm HIV (27/08/2005)
▪ Quỹ toàn cầu cắt viện trợ cho Uganda vì quản lý kém nguồn quỹ (26/08/2005)
▪ Các chương trình phòng chống HIV của WHO tại khu vực Đông Á (25/08/2005)
▪ Công nghệ mới Biojector: Tiêm thuốc không cần kim (25/08/2005)
▪ VN-Lào-Campuchia thắt chặt hợp tác chống ma tuý (23/08/2005)
▪ Tăng cường quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa (22/08/2005)
▪ Lễ tua hoa cũng là lễ chọn vợ của nhà vua (24/08/2005)