Một cuốn sách kể về người phụ nữ Botswana nhiễm HIV được phát hành gần đây tại châu Phi đã góp phần nâng cao hiểu biết cho người dân về đại dịch AIDS đang đe doạ châu lục, nhưng riêng với vị tác giả người Thuỵ Điển, cuốn sách còn giúp người ta biết đương đầu với những điều xấu trong mỗi người.
Các nhà hoạt động về AIDS đã phân phát 15,000 bản cuốn sách A Few Days More: Câu chuyện về người phụ nữ nhiễm HIV ở Botswana tại các bệnh xá và điểm xét nghiệm HIV ở miền Nam châu Phi nhằm xoá bỏ những điều cấm kỵ xung quanh căn bệnh đã tác động tới 26 triệu người dân ở châu lục nghèo nhất thế giới này.
Để viết được cuốn sách này, nhà báo Thuỵ Điển Anna Koblanck đã sống chung ròng rã suốt ba tháng trời với người mẹ neo đơn nhiễm HIV "Patience" tại khu nhà ổ chuột trong thành phố Selebi-Phikwe, thành phố lớn thứ ba của
Phóng viên Koblanck tâm sự: "Tôi cảm thấy AIDS chỉ được báo cáo về mặt số liệu và điều này chẳng có ý nghĩa gì với đa số người dân. Tôi nghĩ, nếu tôi viết về một số phận cụ thể thì sẽ có phác hoạ được phần nào diện mạo của đại dịch".
Câu chuyện về những nỗ lực của bà Patience đã được xuất bản tại Thuỵ Điển.
Ngoài những mục đích tuyên truyền, cô Koblanck còn bị thôi thúc bởi những những điều đã biết về HIV khi cô còn là học sinh tại trường quốc tế ở Thuỵ Sĩ. Botswana đã trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng của đại dịch AIDS nặng nề nhất với tỉ lệ lây nhiễm là 42,6%.
Koblanck năm nay 33 tuổi, nhiều hơn Patience – tên tạm thời gọi mà không phải danh tính thật của người phụ nữ, nhân vật chính trong cuốn sách – hai tuổi. Koblanck thành đàn bà khi ở
Một y tá ở Thuỵ Điển đã cảnh báo Koblanck về bệnh AIDS và khuyên cô nên dùng bao cao su, nhưng Patience thì đã không may mắn như thế.
Nữ nhà báo nói: "Một thời gian dài trước đây tôi nhận thấy có thể điều đó đã xảy ra với tôi… và đó là một trong những lý do khiến tôi viết sách".
Mặc dù có quan hệ tình dục an toàn, sau đó Koblanck vẫn tìm tới làm xét nghiệm HIV ở Thuỵ sĩ và rồi sau ba giờ đồng hồ cô tin rằng mình đã nhiễm HIV.
"Tôi đã chết điếng – cô nói – Vì AIDS đã luôn là căn bệnh làm tôi sợ hãi vì bản thân tôi đã chứng kiến những tác động khôn lường của đại dịch AIDS ở châu Phi và phần nữa là vì tôi nhận ra rất có thể chính tôi là một phần nguyên nhân gây ra điều đó.
Sự chế ngự cảm giác sợ hãi thay thế dần nỗi kinh hoảng với bệnh tật. Tôi nghĩ, chúng ta nên đối diện với những nỗi sợ hãi của bản thân và cố gắng tiến càng gần tới chúng càng tốt".
Ở
Patience vẫn không chịu công bố tình trạng bệnh tật của mình vì sợ bị kỳ thị nhưng hy vọng câu chuyện của cô sẽ khuyến khích các bạn trẻ châu Phi khác đi làm xét nghiệm và kêu gọi giới trẻ không nên có những phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
Qua cuốn sách của mình, Koblanck muốn gửi gắm thông điệp: "AIDS có thể xảy đến với tất cả mọi người; sự im lặng sẽ giết chết tất cả.
Khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn nên hiểu rằng, một người bạn nhiễm AIDS sẽ vẫn là một người bạn".
Đỗ Dương theo http://thestar.com.my
▪ Jakarta: Bà Hemas ủng hộ việc lắp đặt thêm máy bán lẻ bao cao su (27/12/2005)
▪ Goa: Thanh niên hát thánh ca gây quỹ từ thiện (26/12/2005)
▪ Ba Vì đối mặt với đại dịch HIV/AIDS. (24/12/2005)
▪ Nigeria: Thuốc dân gian, thần dược trị HIV/AIDS" (23/12/2005)
▪ Website chống AIDS ở West Midlands (22/12/2005)
▪ Triển lãm ảnh tuyên truyền về HIV/AIDS (20/12/2005)
▪ Los Angeles triển khai hình thức E-card báo tin dữ (20/12/2005)
▪ 'Tia nắng tình yêu' - chuyện đời lên phim (17/12/2005)
▪ Delhi (Ấn Độ): Vừa cắt tóc vừa tuyên truyền về AIDS (19/12/2005)
▪ Zambia: Quanh chuyện bắt ứng cử viên tổng thống làm xét nghiệm HIV (17/12/2005)