Campuchia: Trang trại xanh của Châu Á Là một trong những nước có nền kinh tế kém đa dạng nhất trên thế giới, Campuchia hy vọng việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng đắn để tăng trưởng kinh tế.
Nên mặc dầu hiện nay hàng may mặc chiếm tới 80% nguồn thu ngoại tệ của Campuchia, phần còn lại hầu hết là từ du lịch, nhưng Campuchia đang hướng tới những nguồn thu ngoại tệ mới (chắc chắn hơn) - đó là phát triển ngành nông nghiệp hữu cơ. Chính phủ Campuchia cho biết họ hi vọng nước này có thể trở thành "trang trại xanh của Châu Á", và xuất khẩu sản phẩm sang Châu Âu và Mỹ - hai thị trường tiêu thụ thực phẩm hữu cơ lớn nhất thế giới hiện nay. Dự án lớn nhất và được thành lập sớm nhất là ở Kompong Thom, dọc theo con đường từ Phnom Penh đến Siem Reap - trung tâm du lịch của Campuchia. Nơi đây có những cánh đồng đã sản xuất những vụ mùa hữu cơ đầu tiên của nước này. Dưới sự bảo trợ của cơ quan viện trợ Chính phủ Đức GTZ, các nông dân đã thành lập Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ. Srey Naren - người đứng đầu Hiệp hội, rất vui khi được tán dương ưu điểm của phương pháp trồng trọt mới. Cô cho biết phương pháp này có vẻ hơi phức tạp, nhưng những lợi ích mà nó mang lại rất rõ ràng. "Nếu sử dụng phân hoá học, bạn cứ phải tăng liều lượng hàng năm để đất không bị bạc màu". Còn nông dân Hei Sitha cho biết, thay vì dùng phân hoá học ông đã tận dụng phân bò và các loại rác thải khác như tổ mối và lõi ngô để bón ruộng. Cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Sok Siphana là người đã thúc đẩy dự án này trước khi ông chuyển đến làm việc tại Trung tâm Thương mại quốc tế ở Geneva. Ông đang trông đợi việc tự do hoá thị trường gạo Châu Âu vào năm 2009. "Campuchia tự thân đã là một nước nông nghiệp hữu cơ. - Ông nói - Nếu chúng tôi có thể xúc tiến thành công loại gạo mới ra thị trường Châu Âu, chúng tôi có thể bán được giá cao hơn, và giành được chỗ đứng trên thương trường, rồi sau đó chúng tôi có thể đẩy mạnh sản xuất". Những người giàu có và những người nước ngoài đã đổ xô mua gạo sạch của Campuchia ở các siêu thị ngay từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên vài tháng trước đây. Loại gạo màu nâu đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ những khách hàng Châu Âu. Campuchia đã từng được biết đến là một quốc gia sản xuất ra loại gạo ngon nhất Đông Nam AÁ trước khi bị chiến tranh can thiệp. Hiện nay, cơ hội sở hữu một thương hiệu gạo nổi tiếng thế giới lại đến với Campuchia khi nước này khởi động cho một nền nông nghiệp hữu cơ. Còn đối với người nông dân Campuchia nghèo khổ, 3 điểm hấp dẫn nhất của chương trình này là giảm chi phí từ sử dụng phân hoá học, tăng giá bán gạo và cải thiện sức khoẻ do không dùng hoá chất, vì đó chính là cơ hội lớn để họ thoát khỏi đói nghèo. Thanh Hoa tổng hợp |
▪ Thái Lan lập lực lượng đặc nhiệm trấn áp bạo loạn (29/10/2005)
▪ 1,8 tỉ USD lại quả và hối lộ (29/10/2005)
▪ Khí hậu nóng lên, gia tăng bệnh tật (30/10/2005)
▪ Làm vợ ông lớn khó lắm thay! (29/10/2005)
▪ Mandela trở thành ngôi sao truyện tranh (29/10/2005)
▪ Hơn 200 triệu/năm để thuê 1m2 mặt bằng! (29/10/2005)
▪ FES tiếp tục hợp tác sâu hơn với Việt Nam (27/10/2005)
▪ Campuchia: Bắt giữ một cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ (27/10/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (27/10/2005)
▪ Iraq có hiến pháp, nhưng bạo lực leo thang (27/10/2005)