Châu Á vẫn chiếm được thị phần hàng dệt may Những mối lo ngại về việc Trung Quốc có thể "ngoạm" một phần ba hoặc một nửa buôn bán hàng dệt may thế giới sau khi Hiệp định đa sợi (MFA) chấm dứt vào đầu năm nay đã trở nên không có cơ sở. Trong bản báo cáo công bố ngày 11.10, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khẳng định các nhà sản xuất hàng dệt may Châu Á hoạt động tốt hơn mong đợi. Ngày 1.1.2005, mọi hạn ngạch về xuất khẩu dệt may bị bãi bỏ trên toàn thế giới, khiến nhiều nước đang phát triển ở Châu Á và Nam Mỹ lo ngại không thể cạnh tranh được với Trung Quốc. Tuy nhiên, các nước Châu Á đã đối phó với tình hình rất tốt. Bản thân Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và ngành dệt may đang có chiều hướng suy giảm cả về tỉ trọng trong tăng trưởng GDP, lẫn trong thị trường lao động. Mục đích mà Trung Quốc vươn tới hiện nay là những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn. Bản báo cáo của ILO có tên gọi "Củng cố toàn cầu hoá bình đẳng trong dệt may trong môi trường hậu MFA" được soạn thảo cho hội nghị quốc tế diễn ra cuối tháng này tại Geneva (Thụy Sĩ) về ảnh hưởng xã hội và kinh tế do sự chấm dứt của MFA. Bản báo cáo cho hay, Bangladesh - một trong những nước được tiên đoán bị ảnh hưởng mạnh nhất - đã vẫn duy trì được ưu thế cạnh tranh của mình. Sau khi bị thiệt hại 52 triệu USD trong tháng giêng 2005, Bangladesh đã hồi phục đơn đặt hàng ở tốc độ rất mạnh và tăng 157 triệu USD riêng trong tháng 2. Campuchia cũng là một trường hợp điển hình. Chính nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may mà Campuchia có thể đạt tăng trưởng kinh tế 6% trong năm nay. Ngược lại, Ấn Độ - một trong những nước được dự đoán là có lợi thế lớn, có thể tạo thêm được 1 triệu chỗ làm mới đến năm 2010 - lại có những kết quả không được khả quan lắm. Dệt may ở các nước: Philippines, Malaysia và Sri Lanka đều bị suy giảm. Riêng Việt Nam, bản báo cáo nhận xét: "Xuất khẩu dệt may của Việt Nam bị đình trệ, các nhà sản xuất cho rằng tình hình không rõ ràng". Thế Hưng (Theo AFP) |
▪ Triển lãm nghệ thuật điêu khắc Chăm tại Pháp (11/10/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (12/10/2005)
▪ Bệnh lở mồm long móng bùng phát ở Brazil (11/10/2005)
▪ Sau vụ động đất dữ dội tại Nam Á: Cứu trợ gặp nhiều khó khăn (11/10/2005)
▪ Việt Nam - Campuchia đẩy mạnh hợp tác an ninh quốc phòng (11/10/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (11/10/2005)
▪ Đức và Việt Nam tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật (11/10/2005)
▪ Gần 20 nghìn người chết trong vụ động đất ở Nam Á (10/10/2005)
▪ Gia nhập WTO: Chính phủ cần nhập cuộc trước (10/10/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (10/10/2005)