Trước lượt trận đêm nay (18.6), rạng sáng mai: Bất ngờ, tại sao không? >> Chuyên trang World Cup 2006 >> Tối 17.6, Bồ Đào Nha 2-0 Iran: Vào vòng 1/8! Thảo Nguyên Nghe có vẻ như hoang tưởng, song trong bóng đá, rõ ràng không nói trước được điều gì! Nếu tạm vứt qua một bên tất cả những gì thuộc về lịch sử, chưa biết chắc các đội bóng được gọi là "lớn" đã dễ dàng "nuốt" kẻ dưới cơ vào thời điểm này...
Có một chi tiết mà có lẽ ít ai để ý nơi tuyển áo lam; rằng, vài giờ trước khi trái bóng Teamgeist lăn ở Munich Arena, HLV Domenech vẫn cùng các học trò miệt mài tập luyện ở Geoffroy-Guichard, gần St.Etienne, quê nhà. Đó cũng là buổi mà World Cup đã kết thúc sớm với tiền đạo Djibril Cisse với xương ống quyển bị gãy trong trận đá giao hữu với Trung Quốc. Tại sao đã rất cận ngày đá rồi, Pháp vẫn mải mê làm những chuyện không đâu vào đâu như thế? Thuyền trưởng Raymond hẳn là người biết rõ câu trả lời. Sau suốt nhiều tuần chuẩn bị, Domenech vẫn chưa tìm ra được đội hình tối ưu nhất, đặc biệt trên tuyến đầu. Ông băn khoăn không biết dùng ai trong số những người còn lại như Trezeguet, Wiltord hay Louis Saha, để chơi cạnh Henry! Và khi mọi chuyện vẫn rối như tơ vò thì Cisse phải chia tay. Cho đến sau trận đấu với Thuỵ Sĩ, mọi người mới té ngữa rằng, vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Các tiền đạo thuộc loại "cự phách" của họ liên tục giẫm chân lên nhau để rồi "lạc tông", khiến hàng tiền vệ không thể điều tiết hướng bóng. Chỉ có may mắn mới giúp Pháp tìm được trận hoà 0-0 hôm đó. Trước một Hàn Quốc hừng hực khí thế từ trận thắng khá ngoạn mục ở buổi mở màn với Togo, Pháp chắc chắn phải có những điều chỉnh. Họ không thể "đè" đối phương chỉ bằng một "dải ngân hà" mà phải thực thi được tính hiệu quả của đấu pháp. Không làm được điều đó, ai dám chắc rằng Pháp sẽ lại không nuốt cay? Trong một diễn biến gần giống như thế tại bảng F, khi Brazil tiếp tuyển Australia ở Arena Munich trước đó vài giờ. Đội tuyển Vàng - Xanh đã có đủ 3 điểm ở lần ra quân, nhưng rõ ràng thiếu thuyết phục. Nó không thể hiện được bản ngã của nhà vô địch, không thể hiện đúng phong cách chơi bóng "huỷ diệt" của Brazil. Cũng có thể Croatia hôm đó đã quá hợp lý về mặt thế trận; nhưng suy cho cùng, Brazil không phải là đội không thể đánh bại. Lịch sử từng chứng minh đã một lần người Australia làm được điều đó tại Confederations Cup 2001 ở trận tranh hạng 3. Tất nhiên vào thời điểm này, Australia không "xứng tầm" với Brazil, song nếu đội bóng xứ kangaroo duy trì được lối chơi đầy máu lửa như trận đấu với Nhật Bản (Australia thắng ngược 3 - 1) và Brazil chỉ thể hiện được bấy nhiêu với Croatia, tại sao không thể tin vào điều kỳ diệu? Với "phù thuỷ" Guus Hiddink, chẳng có chuyện gì là không thể! Brazil chắc chắn phải dè chừng. Cách Munich khoảng 1 giờ xe chạy, trận đấu sớm tại Nuremberg, Nhật Bản quyết trả món nợ trước Croatia. Vòng bảng France 98 khi đó, đội bóng xứ hoa anh đào đã để thua đối thủ vùng Balkan 0-1 và bị loại. Mặc dù Croatia đã có màn ra mắt khá ấn tượng trước ĐKVĐ thế giới Brazil, nhưng công bằng mà nói, họ không còn một đội hình mạnh như lần đoạt "ngôi đệ tam" thế giới 8 năm trước. Cả 2 đều không còn đường lùi khi sau lưng là vực thẳm. Đây có lẽ là cuộc đối đầu đáng xem nhất lượt trận đêm nay. |
▪ Sân Kaiserslautern, 2h ngày 18.6: Italia - Mỹ Cùng tắc biến... (17/06/2006)
▪ Tối 17.6, Bồ Đào Nha 2-0 Iran: Vào vòng 1/8! (18/06/2006)
▪ Lượt trận đầu tiên: Những gam màu tương phản (16/06/2006)
▪ Thắng Serbia & Montenegro 6-0: Argentina thách thức tất cả! (17/06/2006)
▪ Bên lề (16/06/2006)
▪ Tất cả 32 đội đã xuất trận: Cứ chờ đợi đi... (16/06/2006)
▪ Lượt trận thứ hai, đêm nay (16.6) rạng sáng mai (17.6): Thế chân tường (16/06/2006)
▪ CCCP (16/06/2006)
▪ Tuồng xưa soạn tiếp (16/06/2006)
▪ Bên lề ngày 15.6.2006 (15/06/2006)