Một phản ứng trước luật pháp về việc áp dụng thi hành luật bản quyền ở Ấn Độ với một loại thuốc điều trị AIDS thiết yếu tại
Những người thuộc hai nhóm trên tuyên bố, nếu được thông qua, luật bản quyền có nguy cơ đẩy hàng nghìn người bệnh vào tình trạng khốn đốn.
Nếu loại thuốc tenofovir được phép cấp bản quyền, những nhà sản xuất các phiên bản cùng loại giá rẻ hởn Ấn Độ sẽ trở thành những đơn vị bất hợp pháp, bán thuốc điều trị cho những bệnh nhân ở thế giới thứ ba với giá thành quá cao.
Kiện tụng là một trong những thách thức lớn nhất với pháp chế bản quyền Ấn Độ được triển khai năm ngoái, theo đó, luật bản quyền được phác thảo nhằm kiểm soát ngành dược có quy mô lớn trong nước. Các hãng dược phẩm Ấn Độ trong hàng thập kỷ đã chuyên sản xuất những phiên bản giá rẻ của những loại thuốc được bào chế ở phương Tây.
Cơ quan bản quyền Ấn Độ đã cấp ra khoảng 9,000 giấy chứng nhận bản quyền, đa phần trong số này đều là của các hãng dược phẩm quốc tế đệ trình lên. Những nhà hoạt động ủng hộ bệnh nhân HIV/AIDS cảnh báo, với động thái nói trên, rất có thể, hoạt động cung cấp một loạt thuốc điều trị thiết yếu cho bệnh nhân ở thế giới thứ ba sẽ bị đe doạ.
Hiện có hàng trăm nghìn bệnh nhân AIDS ở các nước đang phát triển được điều trị bằng thuốc generic của Ấn Độ. Những người ủng hộ việc phản ứng với pháp luật nói trên hy vọng, nếu vụ kiện này thành công, nó sẽ giúp hình thành một tiền lệ về luật pháp, theo đó cũng khiến việc ngăn chặn những áp dụng bản quyền còn đang để treo dễ dàng hơn.
Theo những người ủng hộ đó, việc bác bỏ áp dụng bản quyền của hãng Novartis với một loại thuốc điều trị ung thư gần đây, cũng trên cơ sở những tranh cãi pháp lý tương tự, là minh chứng khiến họ lạc quan hơn.
Mạng lưới những người dương tính của Delhi và Mạng lưới những người nhiễm HIV/AIDS ở Ấn Độ đã chính thức đứng vào hàng ngũ phản đối hôm thứ ba với việc áp dụng bản quyền của háng Gilead Sciences của Mỹ cho loại thuốc tenofovir disoproxil fumarate, tên thường gọi là tenofovir.
Các luật sư còn lý luận thêm về mặt tính chất chuyên môn khoa học, họ cho rằng, thực chất thuốc tenofovir không phải là loại thuốc mới hoàn toàn mà chỉ là một phiên bản được sửa lại của một loại thuốc trước đó, mà nếu thế, theo luật pháp Ấn Độ thì thuốc tenofovir không đủ điều kiện pháp lý để được cấp bản quyền sáng chế.
Phản ứng thành công với việc áp dụng bản quyền cho thuốc điều trị ung thư Gleevac cũng dựa trên cơ sở lý luận này, người ta đã khẳng định, loại thuốc đó chẳng qua chỉ là "một hình thức mới của một chất đã có từ trước".
Gần đây Tổ chức y tế thế giới đã khuyến nghị với bệnh nhân về loại thuốc này dành cho bệnh nhân vừa bắt đầu điều trị hoặc với những bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng virus rồi xong lại xuất hiện những triệu chứng kháng thuốc.
Loại thuốc tenofovir được xem là ít gây ra các tác dụng phụ và được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và châu Âu, mặc dù tại những khu vực khác vẫn còn chưa sử dụng nhiều.
Cô Leena Menghaney thuộc tổ chức Bác sĩ không biên giới ở
Người dân ở châu Phi và vùng Caribe cũng chính là những đối tượng vẫn đang phụ thuộc, trông chờ vào việc sản xuất những loại thuốc này của Ấn Độ.
Bởi lẽ, về chất lượng, những loại thuốc này hoàn toàn có thể sánh ngang với những loại thuốc sản xuất ở Mỹ, nhưng về giá thành thì hợp túi tiền dân nghèo hơn nhiều.
Những loại thuốc này là rất quan trọng, và đó là lý do để chúng ta phản ứng lại với việc áp dụng bản quyền cho chúng".
Những bệnh nhân đã phải gánh chịu những tác dụng phụ nặng nề do nhiều loại thuốc khác gây ra, những bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng kháng thuốc đều đang mong ngóng một loại thuốc thay thế hiệu quả hơn như tenofovir.
Nếu người bệnh không được điều trị bằng tenofovir, sinh mệnh của họ có nhiều nguy cơ bị đe doạ và chắc chắn chất lượng cuộc sống sẽ tồi tệ đi rất nhiều".
Ông Eric Goemaere, thuộc tổ chức Bác sĩ không biên giới ở Nam Phi trong một phát ngôn viết: "Tất cả chúng tôi đã và luôn chờ đợi đến mất cả kiên nhẫn tới lúc thuốc tenofovir được chấp nhận như một loại thuốc generic ở Ấn Độ. Rõ ràng rằng thế giới đang rất cần thêm nguồn cung cấp tenofovir.
Nếu hãng
Ở các quốc gia phát triển, điều trị bằng thuốc tenofovir của hãng
Song các quan chức cho nhóm Bác sĩ không biên giới biết, hãng
Cipla là một trong những hãng dược phẩm sản xuất thuốc generic lớn nhất Ấn Độ cũng đã tiếp thị ra thị trường phiên bản thuốc generic của tenofovir, còn gọi là tenvir với giá khoảng 700 đô la Mỹ tiền thuốc điều trị cho một bệnh nhân/năm.
Ông Yusuf Hamied, chủ tịch Cipla cho biết, sớm muộn gì thì loại thuốc trên cũng sẽ được sản xuất phổ biến ở châu Phi với giá chỉ bằng một nửa giá thuốc tại Ấn Độ. Thế nhưng, thuốc tenvir sẽ không được chào đón nữa nếu bản quyền của hãng Gilead được phép áp dụng (và bản quyền này sẽ kéo dài hiệu lực trong suốt 12 năm nếu được chấp thuận).
Đã có khoảng 150 người phản đối, rất nhiều trong số họ là bệnh nhân HIV dương tính, những người này đã biểu tình bên ngoài nghị trường hôm thứ tư tuần này để ủng hộ cho hành động pháp lý.
Họ mang theo những tấm băng rôn có dòng chữ "Hãy vì người bệnh trước khi vì vấn đề bản quyền" hay " Hãy đặt cuộc sống người bệnh trước lợi nhuận", v.v.
Một số nhà chiến dịch bị cản lại khi cố tìm cách băng qua hàng rào cảnh sát. Trong số lực lượng tham gia phản đối đó có Loon Gangte, chủ tịch Mạng lưới bệnh nhân dương tính của Delhi, anh cũng là một trong số hơn 5.1 triệu người dân nhiễm HIV dương tính của Ấn Độ.
Anh Loon nói: "Nếu người ta chấp nhận việc áp dụng bản quyền, điều đó cũng tương tự như việc người ta cắt ngắn mất một phần đời của tôi". Cũng theo anh cho biết thì anh đã điều trị thuốc kháng virus trong suốt ba năm rưỡi qua. Anh nói thêm: "Sẽ có một lúc nào đó tôi sẽ kháng lại với thuốc điều trị dòng một, và khi ấy chắc chắn tôi sẽ cần tới những thuốc điều trị mới".
Với nhiều người nhiễm HIV/AIDS, những thuốc điều trị mới như tenofovir giúp người bệnh có thêm hy vọng về các liệu pháp điều trị còn có thể tiếp tục. Anh Loon nói tiếp: "Nếu chính phủ đồng ý việc cấp bản quyền, giá những loại thuốc này sẽ tăng và tôi không có đủ tiền để mua thuốc điều trị nữa".
Với anh Loon, vấn đề bản quyền của thuốc tenofovir cũng chính là vấn đề sống còn giống như biết bao người bệnh khác trên thế giới. Họ không muốn chế khi họ có khả năng kéo dài cuộc sống một cách dễ dàng.
Luật bản quyền Ấn Độ được đưa ra thảo luận ở nghị viện hồi tháng 3 năm ngoái, đây là bộ luật được xây dựng nhằm quản lý việc sao chép sản xuất những loại thuốc của phương tây do ngành dược phẩm Ấn Độ thực hiện và đưa Ấn Độ hội nhập với những điều khoản của Tổ chức thương mại thế giới.
Các tổ chức cứu trợ quốc tế cảnh báo rằng, việc xây dựng luật này có thể sẽ là mốc đánh dấu sự chấm dứt của những loại thuốc generic giá rẻ.
Thế nhưng, phe những người ủng hộ điều luật này lại cho rằng, bản quyền giúp đảm bảo cho các hãng dược phẩm có được an toàn khi đầu tư vào những nghiên cứu xa hơn, giúp họ có thể bào chế được những loại thuốc thiết yếu hơn.
Người ta cũng tranh cãi rằng, luật bản quyền còn làm nảy sinh lợi nhuận cho ngành dược phẩm Ấn Độ vì quốc gia này đã bắt đầu bào chế được những loại thuốc đẳng cấp thế giới. Những người có thành công đó chắc chắn sẽ muốn được bảo vệ bản quyền, tránh đi những phiên bản thuốc generic.
Như trên đã nói, thì các nhóm bảo vệ quyền bệnh nhân AIDS đã đưa ra lý lẽ, thuốc tenofovir không phải là một loại thuốc mới mà chỉ là một phiên bản thuốc được sửa đổi đi của loại thuốc có trước đó. Ông Cipla còn dự kiến sẽ triển khai một cuộc phản đối song song với việc áp dụng luật bản quyền.
Ông Hamied trong cuộc trả lời phỏng vấn điện thoại từ Mumbai cho biết: "Chúng ta chưa bao giờ chống lại luật sở hữu trí tuệ và luật bản quyền. Chúng ta chỉ chống lại sự độc quyền.
Tôi tin rằng, những loại thuốc thiết yếu, có khả năng cứu sống con người cần được phổ biến miễn phí và tất nhiên người sáng chế ra loại thuốc đó cũng cần phải được trả tiền thù lao tương xứng với phát minh của anh ta".
Ông Hamied tin rằng, số lượng 9,000 giấy bản quyền hiện đang chờ xem xét cuối cùng cũng sẽ được chứng minh và không đủ cơ sở pháp luật để thông qua và sẽ bị bác bỏ.
Hầu hết số giấy này đều được đệ trình kiểu đầu cơ trước khi luật pháp Ấn Độ được thông qua năm 2005 và trước khi những chi tiết chính xác của bản luật mới được công bố rộng rãi.
Ông Hamied cũng kêu gọi các tập đoàn đa quốc gia có bản quyền đang chờ xét duyệt hãy từ bỏ chúng một cách tự nguyện thay vì việc cứ phải dính vào hết vụ kiện tụng này đến vụ kiện tụng khác.
Đỗ Dương theo http://www.iht.com
▪ Uganda: Thuốc ARV vẫn là lựa chọn tốt nhất (12/05/2006)
▪ Liên minh châu Phi: Lời hứa về thuốc điều trị AIDS cho mọi bệnh nhân (09/05/2006)
▪ Tín hiệu vui về việc ghép gan với bệnh nhân HIV đồng nhiễm viêm gan B (08/05/2006)
▪ Dùng các sản phẩm chanh và chanh lá cam phòng chống HIV cho phụ nữ (02/05/2006)
▪ Liệu có thuốc phòng ngừa HIV? (02/05/2006)
▪ Bắt đầu triển khai các thử nghiệm vắc xin HIV (27/04/2006)
▪ Năm 2010 có thể có loại gel bôi phòng chống HIV (26/04/2006)
▪ Thuốc điều trị AIDS và những tác dụng phụ trong não bộ (26/04/2006)
▪ Chính sách phân phối thuốc điều trị AIDS của Abbott bị phản đối (24/04/2006)
▪ Đông đảo phụ nữ tham gia thử nghiệm vắc xin HIV (15/04/2006)