Số phụ nữ này sẽ tham dự đợt thử nghiệm kháng sinh PRO 2000 trong vòng 3 đến 4 năm nhằm kiểm định tính hiệu quả của thuốc trong việc ngăn ngừa HIV và các bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục (sexually-transmitted infections - STIs).
Kết quả kiểm thử trong phòng thí nghiệm cho thấy, loại thuốc mới này có thể ngăn được các STIs xâm nhập cơ thể và giúp loại trừ lây nhiễm.
Thuốc kháng sinh PRO 2000 là sản phẩm do hãng dược Indevus của Mỹ bào chế. Loại thuốc này ở dạng kem, chuyên dùng bôi ở phần âm đạo.
Số phụ nữ đến từ các quốc gia Nam Phi,
Các phụ nữ tham gia thử nghiệm đều có thể chỉ dùng loại kem bôi này trước khi quan hệ nhưng cũng được phát thêm bao cao su và tư vấn về sức khoẻ tình dục.
Lần nghiên cứu này là một phần trong chương trình trị giá 42 triệu bảng (74 triệu đô la) do Ban phát triển quốc tế và Hội đồng nghiên cứu y khoa (Medical Research Council – MRC) của Anh tài trợ.
Bác sĩ Anatoli Kamali thuộc tiểu ban MRC ở
Tỉ lệ lây nhiễm HIV cao nhất hiện nay là ở tiểu vùng
Còn cô Julie Bakobaki, quản lý dự án thử nghiệm lâm sàng của MRC thì khẳng định: "Chúng tôi luôn được khuyến khích làm các nghiên cứu kiểm tra tính an toàn bước đầu của loại kháng sinh đặc biệt này.
Và thật thú vì sau 4 năm làm công tác chuẩn bị, chúng tôi đã có được một lượng phụ nữ tham gia thử nghiệm đông đảo như thế.
Nếu chứng tỏ được hiệu quả của loại kháng sinh này trong việc phòng chống HIV thì sẽ là bước ngoặt đáng kể trong công cuộc phòng chống đại dịch HIV/AIDS".
Bác sĩ Sibongile Walaza, tiểu ban nghiên cứu sức khoẻ sinh sản ở Johannesburg nói thêm: "Nếu thuốc kháng sinh thực sự hiệu quả, đó sẽ là thuốc dùng kèm lý tưởng với bao cao su, tất nhiên nếu chỉ dùng riêng thuốc này cũng đã giúp giảm thiểu tốt sự lây nhiễm HIV và các bệnh STIs khác.
Kim Thoa theo http://news.yahoo.com
▪ UNICEF triển khai chiến dịch giảm thiểu đại dịch HIV/AIDS ở Zimbabwe (25/10/2005)
▪ HIV/AIDS vẫn là mối nguy sức khoẻ với người da đen (25/10/2005)
▪ Somalia: Thiết lập uỷ ban điều phối HIV/AIDS ở Puntland (24/10/2005)
▪ Mozambique:Tăng 16,2% tỉ lệ nhiễm HIV (24/10/2005)
▪ Chiến lược miễn phí bao cao su: Malaysia học tập kinh nghiệm của Iran (20/10/2005)
▪ WHO cho biết Châu Á đối mặt với hiểm hoạ bệnh lao – HIV tăng nguy cơ lây nhiễm gấp 2 lần (19/10/2005)
▪ Lật ngược những quan niệm về HIV/AIDS (18/10/2005)
▪ Những sự thật về AIDS ở châu Phi (17/10/2005)
▪ WHO: Các bệnh kinh niên có thể gây tử vong cho 400 triệu người tính đến năm 2015 (15/10/2005)
▪ Báo cáo của Liên hiệp quốc: Vấn đề đáng quan ngại về thanh niên (14/10/2005)