![]() |
Kể từ năm 1990 khi phát hiện ra ca nhiễm HIV đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh thì hoạt động phòng chống HIV/AIDS mang một đặc điểm khác biệt riêng so với nhiều loại bệnh tật khác ở chỗ nó gắn liền với các tổ chức y tế và từ thiện quốc tế.
Nhưng dù với đặc thù nào thì trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải nắm vững thông tin về tình hình dịch bệnh, khả năng kiểm soát… Đó chính là một lý do ra đời của Quyết định 26/2006/QĐ-BYT ngày 6/9/2006 của Bộ Y tế.
Ngày 12/6/2008 theo sự chỉ đạo của Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) TP thực hiện hội nghị triển khai một số công tác trong đó có Quyết định số 26 của Bộ Y tế thực hiện chế độ "báo cáo các hoạt động phòng chống AIDS theo đúng biểu mẫu Bộ Y tế ban hành”.
Theo những quy định mới này, các báo cáo định kỳ, đột xuất, chuyên môn được áp dụng với tất cả các đơn vị, tổ chức có triển khai hoạt động phòng chống HIV trên phạm vi cả nước. Và chia làm 4 tuyến: tuyến Trung ương, tuyến khu vực, tuyến tỉnh và tuyến huyện.
Trong đó với tuyến tỉnh thì Trung tâm Phòng chống HIV tỉnh (hoặc TTYTDP tỉnh) có trách nhiệm thu thập xử lý số liệu phản ánh toàn bộ hoạt động phòng chống HIV/AIDS của địa phương; hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức kiểm tra, đánh giá tổng hợp và báo cáo hoạt động cho tuyến quận, huyện và các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
Việc triển khai một nghiệp vụ bình thường nhưng các ý kiến tại hội nghị cho thấy nhiều cơ sở vẫn còn nhiều "bỡ ngỡ", "chưa thông"… Đại diện của quận 8 - bác sĩ Trần Văn Hý cho biết: quận 8 là nơi mà hoạt động phòng chống AIDS toàn người chuyên môn, không có một ai được đào tạo về chuyên ngành báo cáo nên không ai thực hiện báo cáo.
Do thực hiện tinh giản biên chế gọn nhẹ nhưng hằng ngày quận 8 chỉ một TT Tham vấn mà đang phải điều trị cho khoảng 1.000 bệnh nhân nhiễm HIV. Trong đó có khoảng 500 trường hợp đang phải điều trị ARV.
Quận 8 còn phải tiếp nhận khoảng 1.200 trường hợp nhiễm HIV/AIDS nữa. Do đó "chỉ có vài người làm nếu không thống nhất báo cáo quy về một mối thì chỉ làm báo cáo cũng hết ngày. Hiện nay cả TTYTDP và cả Ủy ban Phòng chống (UBPC) AIDS cùng có hoạt động cho chương trình phòng chống AIDS vậy nên thống nhất báo cáo về đâu?".
Một vị đại diện cho quận 2 cho biết: quận 2 là quận cuối cùng tách BV và TTYTDP theo QĐ 11/BYT. Chưa có quy chế hoạt động của Ban phòng chống AIDS, chưa có số liệu về bệnh nhân AIDS nên việc triển khai QĐ sẽ gặp nhiều khó khăn. Dẫn chứng vừa qua theo yêu cầu của TTYTDP về việc báo cáo số ca AIDS tử vong từ 2003 tới nay nhưng từ 2005 tới nay không cập nhật nên quận 2 chỉ báo cáo được… 3 trường hợp tử vong.
Như vậy là hoặc là không chính xác, hoặc chắc chắn sai sót. Việc cần thiết có một quy chế thống nhất báo cáo là cần thiết vì hoạt động phòng chống AIDS là của cộng đồng chứ không phải chỉ là của ngành Y tế.
Bác sĩ Phan Văn Nghiệm - Trưởng phòng Nghiệp vụ y nhấn mạnh: Hiện nay dù trong hoàn cảnh nào thì chương trình "3 giảm" của TP đặc biệt phòng chống HIV/AIDS thì ngành Y tế TP cũng phải nắm được hoạt động cụ thể.
Đang có nhiều dự án hoạt động về AIDS nên không thống nhất chế độ biểu mẫu báo cáo sẽ không có giải pháp kịp thời; hoạt động sẽ không hiệu quả. Vấn đề quan trọng là phải phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương xuống tỉnh, quận/huyện, phường/xã...
HIV đã có mặt tại Việt Nam hơn chục năm nay nhưng cũng như nhiều nước khác trên thế giới công việc ngăn ngừa một đại dịch đã từ lâu không còn là của riêng quốc gia nào. Bởi vậy một tổ chức mang tính cộng đồng sẽ có trách nhiệm như một đối tác với các tổ chức quốc tế kể cả ở hoạt động chuyên môn cũng như các khoản viện trợ…
Bác sĩ Nguyễn Hữu Luyến - Trưởng khoa HIV/AIDS TTYTDP TP cho rằng: Lâu nay vai trò quản lý nhà nước dường như không được đặt đúng vị trí trong hoạt động mặc dù có khoa phòng chống AIDS thuộc TTYTDP.
Việc triển khai Quyết định số 26 của Bộ Y tế phần nào đó xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị quản lý nhà nước. Nhưng tại sao một quyết định ra đời trước đây 22 tháng mà tới nay mới được triển khai, chỉ là một nghiệp vụ bình thường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước mà phải đợi một thời gian quá dài mới đưa vào áp dụng?
Theo như bác sĩ Nghiệm, hiện TP Hồ Chí Minh vẫn song hành 2 hệ thống báo cáo số liệu hoạt động HIV/AIDS, việc quy về 1 mối để thông tin chính xác chưa thể làm ngay nhưng sự phối hợp Khoa AIDS - TTYTDP với UBPC AIDS là rất cần thiết, nhưng trong cuộc họp ngày 12/6 chúng tôi không thấy sự có mặt của đại diện UBPC AIDS TP Hồ Chí Minh.
Phải chăng hai cơ quan trên vẫn chưa có được tiếng nói chung, và đó có phải là câu trả lời cho việc nhiều năm qua các số liệu thu thập về trường hợp HIV/AIDS chưa thật chính xác? Vấn đề không chỉ ở những bản báo cáo...
Nga Huyền - CAND.com.vn |
▪ Dự án H05:: Phòng ngừa ma tuý thông qua truyền thông và huy động cộng đồng (20/06/2008)
▪ Cộng đồng giúp đỡ người nghiện ma túy (19/06/2008)
▪ LHQ công bố danh sách đoạt giải Red Ribbon phòng chống HIV/AIDS (12/06/2008)
▪ Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS (12/06/2008)
▪ Có thể chặn được dịch HIV/AIDS ở VN (09/06/2008)
▪ Việt Nam: Gần 40 nghìn người nhiễm HIV đã tử vong (05/06/2008)
▪ Góp phần vì một ASEAN không ma túy vào năm 2015 (30/05/2008)
▪ TGĐ Tổ chức Y tế Thế giới ca ngợi thành tựu của Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh (20/05/2008)
▪ "Sẽ rất nguy hiểm nếu coi nghiện ma tuý là bệnh!" (16/05/2008)
▪ “Bán” người nghiện cho Nhà nước: Nên nữa hay thôi? (12/05/2008)