AIDS ở Nam Phi: Sợ cô đơn hơn sợ AIDS
Các Website khác - 04/01/2006

Các lái xe tải người Nam Phi đang làm việc trong một ngành công nghiệp vẫn luôn bị đe doạ bởi chủ nghĩa Apartheid độc địa. Đã quá tỉnh táo và trở nên lãnh đạm một cách ngạc nhiên về đại dịch HIV/AIDS, giờ đây những người lái xe tải sợ phải chết trong cô đơn hơn chính bản thân cái chết.

Annamarie Bindenagel, cử nhân trường đại học Witwatersrand đã giải thích quá trình chuyển biến HIV/AIDS thành một đại dịch của sự vỡ mộng tinh thần và xã hội trong bài viết dưới đây.

Đại dịch HIV/AIDS là một phản ứng nảy sinh trước hiện thực bất ổn và bất an của những lực lượng chỉ hướng tới phục vụ thị trường mà lãng quên mất chuyện phục vụ con người.

Lái xe tải là những người thường xuyên phải chịu cảnh cô đơn lãnh lẽo trên chặng đường dài đằng đẵng – và ngay cả khi đối mặt với đại dịch HIV/AIDS, họ thà chịu đựng những lây nhiễm có nguy cơ cao còn hơn dùng các biện pháp tự bảo vệ  và phải chết một mình.

Tôi hỏi: “Anh sẽ phản ứng thế nào nếu anh biết mình đã nhiễm HIV?”, Immanuel đáp lời ngay tức thì: “Tôi sẽ tự tử bằng súng”.

Còn Herman, một thanh niên trẻ tuổi nom khá bảnh với nước da mịn, đôi mắt hơi nâu nói: “Tôi sẽ ngủ với càng nhiều người nữa càng tốt – như thế tôi sẽ không phải chết một mình”. Tất cả các lái xe tải khác vỗ tay tán thưởng. Còn tôi, tôi đứng như trời trồng.

Sự vô nghĩa của AIDS

Với những người đàn ông này, HIV/AIDS đã không còn là lời đe doạ đủ sức nặng với nhu cầu riêng tư ngắn ngủi của họ và với cả mức độ an toàn trong các lần quan hệ tình dục nữa. Trong ngành vận tải đường dài, đàn ông phải chịu những mức lương tương đối thấp, vì thế họ thường không đủ tiền để thanh toán khoản lobola (thách cưới) của nhà gái.

Và ngay cả khi đã lấy vợ, họ thường xuyên phải sống xa nhà trong thời dài, khi đó, chuyện “một vợ một chồng” trở nên khá căng thẳng. Với những hoàn cảnh sống như vậy, việc chịu trách nhiệm vì nhiễm HIV rồi lại lây nhiễm cố ý sang người khác quả là chẳng có ý nghĩa gì hết.

“Mua dâm” và kết hôn

Xen giữa các lộ trình, các lái xe tải thường nghỉ lại ở Johannesburg. Trong khi đó, vợ họ thường ở KwaZulu/Natal, Limpopo hoặc một nơi khác nào đó. Chính các lái xe cũng thừa nhận, cả họ và vợ họ đều có bồ riêng của mình.

Không kể tới những cuộc mua dâm với gái làm tiền và những cuộc tình tự nguyện dọc theo các lộ trình thì mỗi cuộc rút chạy dịp cuối tuần tới một địa điểm khác của lái xe đã đẩy thêm rất nhiều bạn tình vào quá trình lây lan đại dịch HIV/AIDS.

Norm nói toạc những suy nghĩ của mình mà chẳng hề giấu diếm: “Tôi chẳng biết làm gì hơn là đành phải quan hệ lăng nhăng. Tôi uống rượu rồi say, còn sau đó, tôi ngủ với bất cứ ai có thể. Tôi chẳng còn lựa chòn nào khác nữa”.

Tôi hỏi anh: “Anh có nghĩ gì về hậu quả của điều đó không?”. “Có chứ” – anh trả lời. “Thế anh có chấp nhận việc anh có thể được quyền lựa chọn nhằm kiểm soát những hành vi ấy để bảo vệ cuộc sống của anh và của những người anh quan hệ không?”, tôi lại hỏi. “Có”, một lần nữa anh lại đồng ý với tôi.

Tuy nhiên, cả Norm và bất cứ người lái xe tải nào khác đều không thể thực hiện những lựa chọn tốt đẹp ấy mà không có các điều kiện khuyến khích trong môi trường họ làm việc. Trong thực tế, sau buổi trao đổi khoảng một tháng hoặc hơn thế, Immanuel đã chết.

Chết cô đơn

Loại tai ương này là gì vậy? Đó phải chăng là phản ứng trước thực tiễn của sự bất ổn và bất an – và cuối cùng là không thể xác minh được – của lực lượng luôn tìm cách phục vụ thị trường song lại phớt lờ việc phục vụ những người làm việc trong thị trường đó.

Những người lái xe tải cần được sống trong môi trường xã hội cảm thông và có sự liên hệ qua lại lẫn nhau thay vì bị ẩy vào trạng thái sợ hãi phải chết một mình – có như thế mới mong giảm bớt nỗi cô đơn giày vò họ qua các hành vi tiêu cực và liều lĩnh.

Vòng luẩn quẩn

Một cuộc tuyên truyền đau lòng về tính bất ổn trong cuộc sống có đem lại đôi chút hy vọng nhưng đó cũng vẫn chỉ là lời hứa. Ghi nhận này chắc chắn sẽ tạo ra nền tảng hiện thực mới.

Theo viễn cảnh tồi tệ nhất mà báo cáo mới đây của UNAIDS công bố thì cho tới năm 2020, ở châu Phi sẽ có 120 triệu người nhiễm HIV/AIDS.

Theo các nhà virus học có tiếng, các loại vắc xin (ngoài việc có hiệu lực ngắn hạn) còn tiềm ẩn nguy cơ làm tình hình thêm tồi tệ, đó là vì thái độ thờ ơ với đại dịch sẽ tiếp tục gia tăng với tỉ lệ nhiễm bệnh và kháng thuốc, đại dịch thế kỷ rơi vào cái thế luẩn quẩn rất khó gỡ.

Trong một thế giới có sự ảnh hưởng lẫn nhau của chúng ta, chúng ta cần phải lựa chọn để không nhiễm HIV, lựa chọn để biết cách chăm sóc bản thân nếu chẳng may nhiễm bệnh và lựa chọn để chăm sóc cho người khác theo cách có thể giúp ngăn chặn và kiểm soát đại dịch HIV.

Đẩy mạnh phòng bệnh

Ở châu Phi có phổ biến thuật ngữ “ubuntu” – có nghĩa là “người chỉ là người khi có những người khác” – cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa từng cá nhân với toàn thể xã hội. Trong cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS, hiểu được cách thức lây nhiễm của căn bệnh là điều hết sức quan trọng.

Một điều cũng quan trọng không kém là cần điều trị những người nhiễm HIV bằng thuốc kháng virus và giúp họ biết tự chăm sóc bản thân, tránh lây nhiễm sang người khác. Bên cạnh nhu cầu về vắc xin, công tác đẩy mạnh phòng bệnh cũng cần chú trọng.

Đề cao phẩm giá

Ngoài các mục tiêu nhằm đảm bảo sự tồn tại có thể chịu được và sống chung cùng bệnh tật, việc đánh giá từng cá nhân với cuộc sống của anh/cô ta cũng rất quan trọng - điều này sẽ khuyến khích phát triển phẩm cách của từng cá nhân.

Cần tạo những điều kiện giúp đỡ cá nhân như chăm sóc y tế, hỗ trợ cũng như an toàn thực phẩm trong chế độ chăm sóc đặc biệt.

Để đạt được mục tiêu cần triệt để thực hiện các biện pháp như: tranh thủ các cơ hội học tập và hỗ trợ của trường y qua các khá đào tạo kỹ thuật cả lý thuyết lẫn thực hành; tạo việc làm thông qua các chương trình việc làm cộng đồng, các công ty tuyển dụng, tư vấn, tham mưu.

Nếu làm được những điều đó, chắc chắn một môi trường làm việc hứng khởi sẽ có trong mỗi cá nhân - kiểu như những người lái xe tải có cuộc sống thê thảm như phần trên tôi đã đề cập - họ sẽ thấy được điều kiện sốgn có thể chịu đựng được trong suốt cuộc đời làm việc của họ. Thành công của họ khi đó, sẽ lại có tác động ngực lại lên cơ sở ở địa phương, khu vực và toàn cầu.

Cuối cùng, cả những người lao động và ông chủ của họ đều cần phải giải quyết vấn đề tạo nền tảng kinh tế giúp đẩy mạnh cả thị trường lẫn cuộc sống của những người đàn ông, đàn bà phục vụ trong ngành.

Kim Thoa theo http://www.theglobalist.com