Bác sĩ Lâm chăm sóc bệnh nhân AIDS ở khoa truyền nhiễm Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới |
“BV ông Tuấn”
Đập vào mắt những người mới đến là dãy dài những can nước khử khuẩn xếp dọc hành lang. Không giống như các BV khác lúc nào cũng tấp nập người bệnh, người nhà, khoa truyền nhiễm của BS Tuấn ngoài nhân viên y tế thì rất ít khi có bóng người lai vãng. Một anh hộ lý đang cố sức đẩy chiếc khăn lau tận dụng từ tấm chăn đơn cũ dọc hành lang, hai tay anh đeo găng đỏ đến tận khuỷu.
Vẻ ngoài khác với nhiều đồng nghiệp, “sếp” của anh hộ lý, BS Trần Quốc Tuấn, có nước da xanh tái và gương mặt gầy gò. Ngày làm việc của anh thường bắt đầu từ 7g30 sáng và kéo dài đến “bao giờ hết việc”.
Bởi vậy dù rất muốn có thêm thu nhập để đỡ đần vợ con bằng chính cái nghề của mình, phụ thêm cho thu nhập chính chỉ trên dưới 1 triệu đồng/ tháng, BS Tuấn cũng không thể nào tham gia thăm khám ở phòng mạch hoặc ngồi nhà khám tư thêm.
Buổi sáng, sau khi đến BV, BS Tuấn và các thầy thuốc khác trong khoa bắt đầu “đi buồng” thăm khám bệnh nhân, ra các y lệnh điều trị, chỉ đạo việc chăm sóc bệnh nhân nặng, rồi tiếp đến là trăm ngàn công việc giấy tờ, hành chính khác đang chờ đợi đến tối mịt.
Ở “BV ông Tuấn”, trong các phòng bệnh tầng 1, giường nào cũng có 1-2 bệnh nhân AIDS người gầy đét, nét mặt dài dại xanh xao. Dù trời chưa lạnh lắm nhưng người nào cũng đắp sù sụ một chiếc chăn bông to tướng.
Bệnh nhân HIV đang được điều trị ở Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới |
Ước mong là vậy nhưng người nhiễm HIV vẫn rất hay bị gia đình bỏ rơi. Thậm chí khi người bệnh tử vong, mời người nhà đến nhận xác cũng khó. Vì vậy việc vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cho bệnh nhân trước khi đưa đi hỏa thiêu trông cả vào tay BV.
Hơn 10 năm gắn bó với nghề, BS Tuấn và các đồng nghiệp đã gặp không biết bao nhiêu bệnh nhân AIDS tử vong, nhưng điều làm anh nhớ nhất vẫn là những người bệnh AIDS bị chết trong những ngày Hà Nội vào mùa lạnh.
Sự hi sinh thầm lặng
Mỗi phòng bệnh ở tầng 4 Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới (BV Bạch Mai) chỉ có ba giường đơn, nhưng lúc nào cũng có sáu bệnh nhân AIDS đang điều trị.
|
Bà kể khiến những người làm báo chúng tôi vốn không xa lạ với bệnh AIDS cũng phải rùng mình: “Chồng của con gái bác nghiện chích ma túy, mới mất 25 ngày nay. Nhưng thế còn là... muộn, bạn bè của anh ấy ở Quảng Ninh đã chết hết từ lâu, có nhà có 3-4 đứa con đều đã chết cả, kể cả những đứa con gái mới mười mấy tuổi”.
Thấy có người lạ đến, con gái bà cùng một bệnh nhân nữ khác chạy trốn vào nhà tắm. Còn lại các bệnh nhân nam ai cũng xấu hổ lấy tay che mặt. Một người đàn ông chừng trên dưới 30 tuổi, hai cẳng chân gầy quắt thò ra khỏi chăn, mặt vết thâm vết trắng, đang nhờ chị vợ rất trẻ nhẫn nại gãi hộ.
Cô hộ lý trẻ Trần Thị Hải tỏ ra rất quen việc. Ở khoa này, hầu hết bệnh nhân AIDS đều là người nghèo, lang thang, thuộc diện miễn viện phí nên BV phải chăm sóc từ A-Z: tắm rửa, cho ăn, giặt giũ. Mà đã lang thang, nghiện chích thì đều nghèo, ở đâu đó có thể có phong bì chứ ở đây bệnh nhân lấy đâu ra phong bì để mà cho. Chưa kể nhiều người đến giai đoạn phát bệnh, mắc 2-3 loại nhiễm trùng cơ hội: nào ho lao, nào lở loét, tiêu chảy...
BS Trần Quốc Tuấn (BV Đống Đa) kể rằng anh không bao giờ quên một bà mẹ 80 tuổi lưng còng gập, đến chăm sóc cô con gái hồi cuối năm ngoái. Hai mẹ con mỗi bữa ăn chung một chiếc bánh mì, vậy mà có lần định bồi dưỡng BS 15.000 đồng. “Nhìn cảnh ấy tôi ứa nước mắt” - anh nói.
Cũng giống như BS Trần Quốc Tuấn, BS Nguyễn Tiến Lâm ở Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới cũng đã hơn 10 năm gắn bó với bệnh nhân AIDS. Hồi mới phát hiện những bệnh nhân HIV đầu tiên, các BS VN hiểu biết rất ít về căn bệnh này, nhiều người sợ lây bệnh, đùn đẩy nhau khi được phân công về khoa AIDS.
“Nhưng rồi làm dần, nay ai cũng quen việc” - BS Lâm nói. Gần 40 tuổi, cũng mải mê với công việc, anh Lâm vẫn chưa lập gia đình. Vì thế có nhiều người trêu anh rằng “chưa vợ vì bận, hay nghe đến BS AIDS là các cô từ chối”, anh chỉ cười.
Mấy năm gần đây bệnh nhân HIV gia tăng nhanh, nên điều làm anh khổ tâm nhất là không đáp ứng được nhu cầu điều trị của người bệnh.
Ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12 năm nay đang đến khi công cuộc phòng chống AIDS VN lại thêm một năm có thông tin không vui: dự báo trong năm 2003 VN có thêm 18.000-20.000 người nhiễm HIV mới được phát hiện, tăng... 50% so với năm 2002.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Mạnh Hùng nói rằng ông đã từng đến thăm những gia đình (nhất là ở Quảng Ninh) chỉ còn hai thế hệ già và trẻ, tức là ông bà già yếu nuôi dưỡng các cháu bé, còn bố mẹ chúng đã chết vì AIDS.
“Cứ thử đặt mình vào vị trí của một số nước châu Phi, nơi 20% dân số nhiễm HIV, chúng ta mới thấy sự kiệt quệ của một dân tộc, mới thấy HIV liên quan ghê gớm như thế nào đến vấn đề giống nòi, vấn đề sống còn” - ông Hùng nói. VN còn thời cơ phòng chống AIDS và phải biết chớp lấy thời cơ.
LAN ANH
▪ Đường về của những người đàn bà bị bán qua biên giới (05/01/2003)
▪ Bệnh AIDS ở Phú Nhiêu (22/09/2003)
▪ Tuần Giáo "ma sống" và hiểm hoạ AIDS (27/02/2003)
▪ Tuần Giáo "ma sống" và hiểm hoạ AIDS (26/02/2003)
▪ David Menadue, 18 năm chung sống với HIV (08/12/2002)
▪ Bản di chúc của bé Vân Anh (07/12/2002)
▪ Hai đứa trẻ làng Châu Hiệp (06/12/2002)
▪ Điểm rửa xe của người nhiễm HIV (15/10/2002)
▪ Còn gì nữa sau cái chết ấy? (03/09/2002)
▪ Một gia đình tang thương vì HIV/AIDS (15/08/2002)