Kiến thức và thái độ của phụ nữ tại thành phố Hạ Long và thành phố Hải Dương về HIV/AIDS
Khương Vǎn Duy, Nguyễn Hoà Bình
Đỗ Thị Nhàn, Đặng Thị Phương Loan
Đặt vấn đề
Thấy rõ tầm quan trọng của dịch HIV/AIDS Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và ủy ban quốc gia phòng chống AIDS đã có cam kết về nâng cao chất lượng kỹ nǎng tư vấn - vận động - giáo dục phòng chống AIDS cho các hội viên nói chung và cho những phụ nữ có nguy cơ cao nói riêng (những đối tượng có chồng con nghiện chính ma tuý), nhằm tǎng tỷ lệ hiểu biết đúng của phụ nữ về phòng tránh HIV/AIDS, tǎng tỷ lệ áp dụng các biện pháp an toàn trong phòng chống HIV/AIDS. Do vậy mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là:
Đánh giá kiến thức và kỹ nǎng phòng tránh HIV/AIDS của phụ nữ có nguy cơ cao mắc HIV/AIDS và của cán bộ Hội phụ nữ cơ sở của thành phố Hạ long tỉnhQuảng Ninh và thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vợ của các đối tượng nghiện chích hoặc mẹ của các đối tượng này và những phụ nữ làm tiếp viên ở nhà hàng, quán karaoke. Đây là những đối tượng có nguy cơ cao hoặc phải trực tiếp sǎn sóc con mình khi bị nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và cán bộ Hội cấp cơ sở.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu cắt ngang để đánh giá về kiến thức và kỹ nǎng phòng chống AIDS của đối tượng nguy cơ cao và cán bộ Hội cơ sở.
- Cỡ mẫu nghiên cứu: Công thức tính cỡ mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này như sau:
Trong đó: P = 10% số phụ nữ có nguy cơ cao
e ước lượng 30% sai số của P
Chúng tôi tính được n = 400 cho cuộc điều tra đánh giá này.
Kết quả nghiên cứu
1. Hiểu biết về sự lây truyền của HIV/AIDS
Sự lây truyền của HIV/AIDS |
Đối tượng nguy cơ (n = 399) |
Cán bộ Hội phụ nữ (n = 102) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
Quan hệ tình dục Đồng tình luyến ái Tiêm chích ma tuý Tiêm truyền Sử dụng dụng cụ y tế không tiệt trùng kỹ Theo đường máu Mẹ truyền cho con Không biết |
328 52 299 89 55 212 113 30 |
82,2% 13,0% 74,9% 22,3% 13,8% 53,1% 28,3% 7,5% |
98 6 68 25 11 70 64 0 |
96,1% 5,9% 66,7% 24,5% 10,8% 68,6% 62,7% |
Kết quả bảng trên cho thấy: đại đa số đối tượng được phỏng vấn đều biết được bốn con đường lây chủ yếu của HIV/AIDS, đặc biệt cán bộ Hội phụ nữ cấp cơ sở hiểu biết về đường lây truyền từ mẹ sang con cao hơn so với những đối tượng nguy cơ cao, nhưng vẫn còn một số đối tượng có nguy cơ cao nhất là những đối tượng phụ nữ làm ở nhà hàng, quán karaoke đã không biết được sự lây truyền của HIV/AIDS.
2. Hiểu biết về các con đường không lây truyền HIV/AIDS
Hiểu biết về các con đường không lây truyền HIV/AIDS |
Đối tượng nguy cơ (n = 399) |
Cán bộ Hội phụ nữ (n = 102) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
Đụng chạm Hôn khô, không trao đổi nước bọt ôm hôn nhau Sử dụng chung bồn tắm, bệ xí Dùng chung đồ đựng thức ǎn, thực phẩm Bắt tay, cùng làm việc Học, chơi với người bị nhiễm HIV Muỗi hoặc côn trùng đốt Không biết |
101 110 92 94 252
215 95 75 97 |
25,3% 27,6% 23,1% 23,6% 63,2%
53,9% 23,8% 18,8% 24,3% |
22 39 27 25 84
78 17 27 4 |
21,6% 38,2% 26,5% 24,5% 82,4%
76,5% 16,7% 26,5% 3,9% |
Kết quả bảng trên cho thấy: đại đa số đối tượng phỏng vấn đều biết việc dùng chung đồ đựng thức ǎn hay dùng chung thực phẩm, bắt tay và làm việc chung với những đối tượng nhiễm HIV đều không bị lây, nhưng một điều cần nói ở đây là vẫn còn 24,3% đối tượng có nguy cơ cao và 3,9% cán bộ Hội cấp cơ sở tham gia nghiên cứu vẫn không biết được những con đường mà HIV không lây từ người bị nhiễm HIV sang người khác. Đối tượng không biết này tập trung ở một số đối tượng là mẹ của đối tượng nghiện hút và đặc biệt là một số tiếp viên nhà hàng. Do vậy cần có cách tiếp cận để tuyên truyền giáo dục truyền thông cho các đối tượng này về kiến thức và kỹ nǎng phòng chống HIV/AIDS.
3. Hiểu biết những đối tượng dễ nhiễm HIV/AIDS
Hiểu biết những đối tượng dễ bị nhiễm HIV/AIDS |
Đối tượng nguy cơ (n = 399) |
Cán bộ Hội phụ nữ( n = 102) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
Gái mãi dâm Người tiêm chích ma tuý Người đồng tình luyến ái Quan hệ tình dục với nhiều người NV y tế, người tiếp xúc với BN Nhận máu của người khác Không biết |
254 354 36 147 17 5 26 |
63,7% 88,7% 9,0% 36,8% 4,3% 1,3% 6,5% |
70 96 9 46 3 9 1 |
68,6% 94,1% 8,8% 45,1% 2,9% 8,8% 1,0% |
Kết quả bảng trên cho thấy: các đối tượng phỏng vấn đều nhận biết: những đối tượng tiêm chích ma tuý mà dùng chung bơm kim tiêm, gái mãi dâm và những người quan hệ tình dục với nhiều người là những đối tượng dễ bị nhiễm HIV hơn, nhưng chỉ có một số rất nhỏ đối tượng biết được nguy cơ nhiễm HIV nếu chẳng may bị ốm đau hoặc bị tai nạn mà phải nhận máu của người khác. Đặc biệt vẫn còn một số đối tượng không biết những đối tượng nào có nguy cơ dễ bị nhiễm HIV lại tập trung vào những đối tượng phụ nữ trẻ và phụ nữ làm tiếp viên tại các nhà hàng.
4. Phòng nhiễm HIV theo đường tình dục
Phòng nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục |
Đối tượng nguy cơ (n = 399) |
Cán bộ Hội phụ nữ (n = 102) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
Không quan hệ tình dục Chung thuỷ vợ chồng Sử dụng bao cao su Không biết |
31 205 295 44 |
7,8% 51,4% 73,9% 11,0% |
5 73 88 2 |
4,9% 71,6% 86,3% 2,0% |
Kết quả bảng trên cho thấy: đa số các đối tượng tham gia nghiên cứu đã biết cách phòng nhiễm HIV bằng sử dụng bao cao su và chung thuỷ vợ chồng, nhưng cán bộ Hội cấp cơ sở có tỷ lệ trả lời cao hơn so với các đối tượng có nguy cơ cao. Như vậy đã thấy rõ vai trò của thông tin giáo dục truyền thông nói chung và của Hội phụ nữ nói riêng giúp cho mọi người nhất là các đối tượng nguy cơ cao biết được cách phòng lây qua đường tình dục.
5. Phòng nhiễm HIV theo đường truyền máu
Phòng nhiễm HIV/AIDS theo đường truyền máu |
Đối tượng nguy cơ (n = 399) |
Cán bộ Hội phụ nữ (n = 102) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
Tránh bị tai nạn và bệnh tật Máu phải được kiểm tra HIV trước khi truyền Nhận máu của người thân hoặc tự thân Không biết |
22 147 59 196 |
5,5% 36,8% 14,8% 49,1% |
8 67 19 22 |
7.8% 65,7% 18,6% 21,6% |
Kết quả bảng trên cho thấy: các đối tượng tham gia nghiên cứu đều trả lời để phòng nhiễm HIV qua đường máu tốt nhất là trước khi truyền phải yêu cầu y tế kiểm tra máu có bị nhiễm HIV không, tiếp theo là nếu cần thiết phải truyền máu thì nên lấy máu của người thân biết chắc chắn không bị nhiễm HIV hoặc lấy máu tự thân để truyền. Nhưng kể cả cán bộ hội phụ nữ cấp cơ sở và đối tượng có nguy cơ cao vẫn chưa biết các phòng bệnh lây theo đường truyền máu.
6. Phòng nhiễm HIV qua tiêm truyền, sǎm chủng, sửa sắc đẹp, nhổ rǎng...
Phòng nhiễm HIV/AIDS qua tiêm truyền |
Đối tượng nguy cơ (n = 399) |
Cán bộ Hội phụ nữ (n = 102) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
Dụng cụ phải được tiệt trùng kỹ Dụng cụ phải luộc sôi 20 phút Dùng bơm kim tiêm riêng Dụng cụ dùng riêng Không biết |
78 62 255 209 70 |
19,5% 15,5% 63,9% 52,4% 17,5% |
26 19 82 75 2 |
25.5% 18,6% 80,4% 73,5% 2,0% |
Kết quả bảng trên cho thấy: cả đối tượng nguy cơ cao và cán bộ Hội cấp cơ sở đều biết để phòng nhiễm HIV qua tiêm truyền cần phải sử dụng bơm kim tiêm riêng và dụng cụ nhổ rǎng hoặc sửa sắc đẹp... riêng cho từng người không được dùng chung, nhưng vẫn còn 17,5% số đối tượng có nguy cơ cao và 2,0% cán bộ hội cấp cơ sở vẫn chưa biết được cách phòng lây nhiễm HIV qua tiêm truyền.
7. Phụ nữ bị nhiễm HIV nên có con không?
Phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS nên có con không? |
Đối tượng nguy cơ (n = 399) |
Cán bộ Hội phụ nữ (n = 102) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
Có Không Không biết |
5 373 21 |
1,3% 93,5% 5,2% |
1 100 1 |
1.0% 98,0% 1,0% |
Cộng |
399 |
100,0% |
102 |
100,0% |
Kết quả bảng trên cho thấy: các đối tượng tham gia nghiên cứu đều cho rằng phụ nữ đã bị nhiễm HIV không nên có con, chỉ có một số nhỏ cho là nên có con, đặc biệt là ở nhóm nguy cơ cao vẫn còn 5,2% đối tượng vẫn lưỡng lự phụ nữ đã nhiễm HIV nên có con hay không. Lý do có con hay không có con được lý giải ở những bảng dưới.
8. Lý do có con
Lý do có con |
Đối tượng nguy cơ (n = 5) |
Cán bộ Hội phụ nữ (n = 1) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
Để có người nối dõi Quyền làm mẹ |
1 4 |
20,0% 80,0% |
0 1 |
100,0% |
Kết quả bảng trên cho thấy: trong số những đối tượng được phỏng vấn nêu lý do của phụ nữ bị nhiễm HIV vẫn có con là do quyền làm mẹ, còn lại cho là có người để nối dõi.
9. Lý do phụ nữ bị nhiễm HIV không nên có con
Lý do phụ nữ bị nhiễm HIV không nên có con |
Đối tượng nguy cơ (n = 373) |
Cán bộ Hội phụ nữ (n = 100) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
Sức khỏe của mẹ giảm Mẹ truyền HIV cho con Con sẽ mồ côi mẹ Gánh nặng cho xã hội Không biết |
49 361 14 6 5 |
13,1% 96,8% 3,8% 1,6% 1,3% |
14 98 7 5 0 |
14,0% 98,0% 7,0% 5,0% |
Kết quả bảng trên cho thấy: số đối tượng phỏng vấn không đồng ý phụ nữ bị nhiễm HIV có con với lý do đơn là mẹ sẽ truyền HIV sang cho con là chính chính, một số đối tượng cũng cho rằng khi phụ nữ bị nhiễm HIV mà có con thì sức khỏe sẽ bị giảm, đặc biệt mẹ bị tử vong sẽ làm cho con mồ côi và là gánh nặng cho xã hội. Như vậy điều này chứng tỏ các đối tượng nguy cơ cao cũng như cán bộ hội phụ nữ cấp cơ sở đã nắm rất chắc về kiến thức về HIV và nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.
10. Phụ nữ bị nhiễm HIV có cho con bú không?
Phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS có cho con bú không? |
Đối tượng nguy cơ (n = 399) |
Cán bộ Hội phụ nữ (n = 102) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
Có Không Không biết |
127 252 20 |
31,8% 63,2% 5,0% |
26 76 0 |
25.5% 74,5% |
Cộng |
399 |
100,0% |
102 |
100,0% |
Kết quả bảng trên cho thấy: các đối tượng có nguy cơ cao cũng như các cán bộ Hội cấp cơ cở chiếm phần lớn không đồng ý với một phụ nữ đã bị nhiễm HIV chẳng may đã có con không được cho con bú mẹ, nhưng cũng có một số đối tượng lại đồng ý là sau khi đẻ ra phải cho con bú, đặc biệt trong nhóm đối tượng nguy cơ cao vẫn còn một số ít đối tượng không biết có cho con bú mẹ hay không? Lý do cho con bú mẹ và không cho con bú mẹ được trình bày ở các bảng dưới.
11. Lý do cho con bú sữa mẹ khi mẹ bị nhiễm HIV
Lý do cho con bú mẹ |
Đối tượng nguy cơ (n = 127) |
Cán bộ Hội phụ nữ (n = 26) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
HIV kO truyền qua sữa mẹ Không cho bú trẻ sẽ bị SDD Gắn bó tình cảm mẹ con Tiện lợi KO có tiền mua sữa cho con |
91 70 33 3 1 |
71,6% 55,1% 26,0% 2,4% 0,8% |
18 19 7 4 1 |
69,2% 73,1% 26,9% 15,4% 3,8% |
Kết quả bảng trên cho thấy: giữa cán bộ Hội và đối tượng có nguy cơ cao đồng ý với những phụ nữ bị nhiễm HIV chẳng may sinh con ra phải cho con bú với lý do cao nhất là HIV không truyền qua sữa mẹ và nếu không cho trẻ bú thì trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng có khi lại chết trước mẹ. Một số đối tượng tham gia nghiên cứu ở nhóm đối tượng nguy cơ cao cũng như cán bộ Hội cấp cơ sở cho rằng mẹ cho con bú thì tình cảm mẹ con gắn bó hơn là không cho con bú. Đây lại là một thiếu hụt về mặt kiến thức cũng như thực hành của tất cả mọi đối tượng, nhất là cán bộ Hội cấp cơ sở, mặc dù trẻ không được bú mẹ sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng và dễ mắc các bệnh tiêu chảy cũng như bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, tình cảm mẹ con không được gắn bó, nhưng ngược lại nếu mẹ cho con bú thì nguy cơ con sẽ bị nhiễm HIV rất cao qua đường bú sữa mẹ.
12. Lý do không cho con bú sữa mẹ khi mẹ bị nhiễm HIV
Lý do không cho con bú sữa mẹ |
Đối tượng nguy cơ (n = 252) |
Cán bộ Hội phụ nữ (n = 76) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
Trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ sang qua bú Nuôi con bằng sữa ngoài |
230
17 |
91,3%
6,7% |
74
5 |
97,4%
6,6% |
Kết quả bảng trên cho thấy: những đối tượng nguy cơ cao tham gia phỏng vấn cũng như cán bộ Hội cấp cơ sở không đồng ý cho những phụ nữ bị nhiễm HIV cho con bú với lý do trẻ sẽ bị nhiễm HIV từ sữa mẹ sang cho con, ngoài ra một số đối tượng khuyên nên nuôi sữa ngoài. Lý do trẻ có thể bị nhiễm HIV từ sữa mẹ sang con là con đẻ ra có thể không bị nhiễm HIV từ mẹ sang trong thời kỳ thai nghén, nếu cho bú mẹ thì có nguy cơ sẽ bị nhiễm HIV quan đường sữa mẹ. Đây là một trong những kiến thức về đường lây truyền của HIV sang người khác, từ mẹ sang con qua đường bú sữa mẹ. Như vậy về mặt kiến thức này ta chỉ cần nhắc lại trong các cuộc tập huấn để các đối tượng tạo thành đường mòn trong trí nhớ về kiến thức chung phòng chống AIDS.
13. Các dấu hiệu bị nhiễm HIV/AIDS
Các dấu hiệu bị nhiễm HIV/AIDS |
Đối tượng nguy cơ (n = 399) |
Cán bộ Hội phụ nữ (n = 102) | ||
Tần số |
% |
Tần số |
% | |
Sút cân Tiêu chảy kéo dài >1 tháng Sốt kéo dài trên 1 tháng Ho kéo dài trên 1 tháng Viêm da, ngứa toàn thân Nổi hạch toàn thân Mệt mỏi, kém ǎn Không biết |
148 61 66 32 218 43 10 99 |
37,1% 15,3% 16,5% 8,0% 54,6% 10,8% 2,5% 24,8% |
56 31 35 21 75 19 9 6 |
54,9% 30,4% 34,3% 20,6% 73,5% 18,6% 8,8% 5,9% |
Kết quả bảng trên cho thấy: đa số các đối tượng phỏng vấn đều nêu bệnh nhân AIDS có dấu hiệu viêm da, ngứa toàn thân chiếm phần lớn, tiếp theo là các dấu hiệu sút cân, tiêu chảy và ho kéo dài trên 1 tháng, nhưng tỷ lệ cán bộ Hội phụ nữ cấp cơ sở nêu được các dấu hiệu mắc bệnh AIDS cao hơn so với các đối tượng nguy cơ cao hay mẹ của các đối tượng nghiện hút.
14. Nguồn cung cấp thông tin về HIV/AIDS
Nguồn cung cấp thông tin về HIV/AIDS |
Đối tượng nguy cơ (n = 399) | |
Tần số |
% | |
Báo Đài phát thanh Vô tuyến Cán bộ y tế Hội phụ nữ Tranh ảnh, áp phích, tờ rơi Bạn bè Không biết |
169 255 307 43 178 32 33 28 |
42,4% 63,9% 76,9% 10,8% 44,6% 8,0% 8,3% 7,0% |
Kết quả bảng trên cho thấy: đa số các đối tượng biết được thông tin về HIV/AIDS qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng đặc biệt nguồn thông tin quan trọng thứ hai đó là qua Hội phụ nữ đã giúp cho đối tượng hiểu biết thêm thông tin về HIV/AIDS. Đây là bước đầu thành công của Hội trong công tác thông tin giáo dục truyền thông về AIDS nói riêng và các vấn đề chǎm sóc sức khỏe nói chung. Công tác này cần được hỗ trợ thêm của các ngành, đặc biệt là của ủy ban quốc gia phòng chống AIDS trong những nǎm tiếp theo của thế kỷ 21, nhằm ngǎn chặn thảm hoạ AIDS ở nước ta.
15. Hình thức cung cấp thông tin về HIV/AIDS qua Hội phụ nữ
Hình thức cấp thông tin về HIV/AIDS |
Đối tượng nguy cơ (n = 178) | |
Tần số |
% | |
Qua tập huấn Tư vấn Nhóm giúp bạn Sinh hoạt hội phụ nữ |
20 23 8 173 |
11,2% 12,9% 4,5% 97,2% |
Kết quả bảng trên cho thấy: các đối tượng nguy cơ cao hoặc mẹ của các đối tượng nghiện chích ma tuý biết được các thông tin về HIV/AIDS qua hội phụ nữ, chính là các buổi sinh hoạt hội phụ nữ, sinh hoạt nhóm phụ nữ tiết kiệm do Hội tổ chức. Đây là một điểm tốt, nhưng cần phải tǎng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông phòng chống AIDS vào nhóm bạn giúp bạn hoặc tư vấn trực tiếp cho các đối tượng nguy cơ cao sẽ làm tǎng hiệu quả của công các thông tin giáo dục truyền thông lên.
Kết luận
- Các đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao hoặc mẹ đối tượng nghiện chích ma tuý và cán bộ hội phụ nữ ở cấp cơ sở đã nắm được kiến thức về đường lây nhiễm, không lây nhiễm HIV và đối tượng có nguy cơ cao dễ bị nhiễm HIV.
- Biết được các biện pháp phòng nhiễm HIV qua đường tình dục và tiêm truyền, nhưng cách đề phòng nhiễm HIV qua đường truyền máu đa số chưa biết cách phòng.
- Đa số phụ nữ có nguy cơ cao cho rằng phụ nữ khi bị nhiễm HIV không nên có con và không nên cho con bú mẹ.
- Triệu chứng mắc bệnh AIDS: đa số các đối tượng chỉ nêu được dấu hiệu viêm da và ngứa toàn thân, còn các dấu hiệu khác tỷ lệ người biết còn rất thấp./.
▪ Tổ chức quốc tế Plan đầu tư 22 triệu USD cho Việt Nam trong 3 năm tới (16/03/2004)
▪ Nhà nhiếp ảnh tình nguyện (25/09/2003)
▪ Nam Phi đã đi cùng thế giới (09/08/2003)
▪ Nam Phi chống HIV/AIDS: Đơn độc hay đi cùng thế giới? (05/08/2003)
▪ "Phải tập trung chống AIDS như chống SARS" (05/05/2003)
▪ UNDP và Australia giúp đỡ Việt Nam phòng chống HIV/ AIDS (03/04/2002)
▪ E-vonne, trang web đầu tiên cho người đồng tính (09/02/2002)
▪ Xa đi, sida (17/06/2001)
▪ Xa đi, siđa! (03/05/2001)
▪ Đối tượng được hưởng chế độ người bị phơi nhiễm với HIV do rủi ro nghề nghiệp (12/01/2004)