NÉT ÐẶC TRƯNG CỦA NHỮNG MẪU PHÂN LẬP HIV 1 TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Các Website khác - 25/03/2004

NÉT ÐẶC TRƯNG CỦA NHỮNG MẪU PHÂN LẬP HIV 1 TẠI TP HỒ CHÍ MINH

 

Nguyễn Thị Hoàng Lan, Bernard Masquelier*, Phạm Văn Hưng

Marie Edith Lafon*, Nguyễn Thị Vy Uyên, Trương Xuân Liên

Nguyễn Hửu Chí , Franise Barré Sinoussi , Hervé.J.A. Fleury *

Hội Vệ sinh Dịch tễ

1 Giới thiệu- Mục tiêu nghiên cứu:

Nhiễm HIV là một vấn đề nghiêm trọng hiện nay trong cộng đồng, đặc biệt hiện nay ở TPHCM là nơi có lượng người nhiễm HIV và mắc bệnh AIDS cao nhất nước. Trường hợp người nhiễm HIV được ghi nhận lần đầu tiên tại TPHCM vào năm 1990, đến tháng 2/1997 có 7737 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, tại TPHCM có 315 3 trường hợp được ghi nhận. Các khảo sát trước đây cho thấy có trên 80% trường hợp người nhiễm HIV là người nghiện chích ma tuý, nhưng hiện nay tỷ lệ người nhiễm HIV trong các thành phần đang gia tăng và mỡ rộng ra nhiều thành phần khác trong cộng đồng.

Trong đợt khảo sát sơ bộ, chúng tôi đã ghi nhận thứ týp của 50 mẫu phân lập HIV trên đối tượng tiêm ma túy và gái mại dâm ở miền Nam Việt Nam (gồm TPHCM và các tỉnh chủ yếu là An Giang cạnh biên giới với Kampuchia). Kết quả cho thấy rõ ràng thứ týp E/ HIV 1 đã phân bố trên địa bàn này. Dữ liệu này phù hợp với số liệu đã được công bố của một nhóm nghiên cứu khác. Thời gian gần đây, nhiều trường hợp người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS gia tăng, một số đã tử vong, các biện pháp theo dõi chăm sóc hướng dẩn điều trị đã được tăng cường thực hiện. Tuy nhiên có rất nhiều khó khăn, liệu pháp điều trị đơn liều bằng AZT đã được khuyến cáo bất lợi, đã có một trường hợp kháng thuốc đầu tiên được chúng tôi phát hiện bằng kỹ thuật PCR (Poly-merase chain reaction) tìm đoạn gen có đột biến.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Thứ nhất tìm hiểu chiều hướng biến đổi thứ týp lưu hành, mối liên quan giữa sự biến đổi và phương thức lây truyền trong nhóm người nghiện chích ma túy tĩnh mạch và người bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.

-Thứ hai nghiên cứu in vitro đặc tính đáp ứng với các loại thuốc điều trị HIV cho nhiễm HIV / AIDS trong nhóm người nghiện chích ma túy và người bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục được thực hiện lần đầu tiên này nhằm góp phần ứng dụng trong khuôn khổ điều trị phối hợp đa liều. Chúng tôi tìm hiểu độ nhạy cảm của các chủng HIV 1 đã được phân lập trong 2 nhóm này với các loại thuốc kháng siêu vi đặc hiệu HIV .

2 Ðối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Trong hai năm 1996-1997, thực hiện một nghiên cứu cắt ngang tại TPHCM nơi có nhiều người nhiễm HIV do nghiện chích ma túy và quan hệ tình dục, thực hiện lấy mẫu máu trên các đối tượng tự nguyện hợp tác nghiên cứu, số mẫu thử nghiệm gồm 66 bệnh nhân:

- Người nghiện chích ma túy (+) HIV: 38

- Người bệnh lây qua quan hệ tình dục (+) HIV: 28

Trung tâm Bình Triệu, Viện Pasteur TPHCM, Trung tâm bệnh Nhiệt Ðới cùng phối hợp thực hiện công việc này.

Các xét nghiệm tiến hành cho các nhóm đối tượng này bao gồm:

1-XN Huyết thanh học: Kỹ thuật ELISA - Sérodia -Western Blot. Sinh phẩm Genscreen HIV1-2, VironostikaUni-formII plus O, Serodia HIV, New-Blot 1.

2- Phân lập virus:

Theo phương pháp đồng nuôi cấy tế bào bệnh và tế bào lành phát hiện sự hiện diện virus trong dịch nuôi cấy .

3- Ðịnh kháng nguyên P24:

Sinh phẩm HIV-P24 core Profile ELISA.

4- Khuếch đại chuổi ADN proviral đột biến

Bằng phản úng khuyếch đại chuỗi phân biệt (PCR differentielle) các đoạn mồi tương ứng cho phản ứng A.35, NE-1.35, 74M, 1M, 2M, 3M, 4M, 74W, 1 W, 2W, 3W, 4W.

5- Ðịnh kiểu gen thứ týp HIV: Bằng kỹ thuật HMA (Heterohuplex Mobility Assay), tìm sự phối hợp các đoạn gen đã khuếch đại vùng V3-V5 của gp120 /HIV phân lập từ bệnh nhân với đoạn gen tương ứng thứ týp đã định danh (A_G)

6- Tìm độ nhạy của chủng HIV với các loại thuốc kháng HIV: Ứng dụng phương pháp đo ngưỡng ức chế hoạt động men RT (reverse transcriptase) IC 50% và IC 90% từ các dịch cấy đã chuẩn độ với các nồng độ cố định khác nhau các thuốc ức chế hoạt tính men RT.

IC 50% (inhibitor concentration 50%): Nồng độ ức chế 50% dịch cấy virus.

IC 90% (inhibitor concentration 90%): Nồng độ ức chế 50% dịch cấy virus.

Trung tâm y tế dự phòng TPHCM thực hiện phần lớn các xét nghiệm này, Phòng xét nghiệm siêu vi Ðại học Bordeaux II Pháp, Viện Pasteur Paris -Pháp hướng dẫn về chuyên môn.

3 Kết quả nghiên cứu:

Bảng 1: Thứ týp HIV ở đối tượng tiêm ma túy và bệnh lây qua đường tình dục tại TPHCM, hai năm 1996-1997. Thứ týp này được xác định bằng kỹ thuật HMA (Heteroduplex Mobility Assay).

 

 

HIV 1E

HIV 1B

HIV 1C

Cộng

Tiêm MT

IVDU

36

2

 

38

Lây TD

STD

25

2

1

28

(+)

 

61

4

1

66


Bảng 3: Sự nhạy cảm của chủng HIV1 thứ týp E (10V - 34V) với thuốc ức chế men sao mã ngược nhóm non- nucléoside TIBO & thuốc ức chế men protéase RITONAVIR so với HIV 1 thứ týp B Châu Âu (BGL -LAI) ở nồng độ ức chế 50%-90% tính bằng M.

 

ISOLATE

TIBO

IC 50 IC 90

RITONAVIR

IC 50 IC90

10V

0.006

0.51

0.015

0.145

15V

0.78

2.8

0.013

0.082

19V

0.48

2.6

0.009

0.12

24V

0.26

0.9

0.007

0.11

25V

0.048

0.21

0.03

0.165

34V

0.051

0.7

0.006

0.11

HIV 1 BGL

0.19

0.86

0.012

0.15

HIV 1 LAI

0.218

0.615

0.007

0.07

VN Isolates

Mean + SD

0.271

+ 0.28

1.287

+ 1.022

0.013

+ 0.008

0.122

+ 0.027

4 Bàn luận:

Theo như kết quả được ghi nhận:

1- Thứ týp E/HIV 1 phân bố rộng qua hai con đường lây nhiễm, bên cạnh đó có một số thứ týp HIV 1 khác cũng đã được ghi nhận như :

- Thứ týp B/ HIV 1 -4 trường hợp, týp C /HIV1 - 1trường hợp, cho thấy các thứ týp đã bắt đầu phức tạp hơn trong tương lai rất gần.

2- Ðặc tính đáp ứng với các loại thuốc điều trị HIV cho nhiễm HIV/ AIDS trong nhóm người nghiện chích ma túy và người bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục:

- Các số liệu đã được khảo sát cho thấy các mẫu nghiên cứu trong cùng một điều kiện với mẫu đối chứng với chủng B / HIV 1 -LAI và BGL của Châu Âu , nồng độ ức chế trung bình của IC50 và IC 90 đối với AZT-ddC-D4T -và 3TC đều tương ứng với cả hai thứ týp HIV 1 nghiên cứu và đối chứng.

Với ddI, ghi nhận IC50 với chủng nghiên cứu tăng 6 lần hơn so với chủng kiểm chứng của Châu Âu.Vì thế, thử tìm sự đột biến ở vị trí 74 bằng kỹ thuật PCR và kết quả chưa phát hiện được bất cứ đột biến nào từ 2 mẫu 15V và 25V. Từ đó chúng tôi nhận định rằng các chủng siêu vi phân lập được hiện nay chưa có sự kháng thuốc nào đáng kể với ddI. Sự nhạy cảm với thuốc kháng siêu vi TIBORitonavir rất phù hợp với chủng HIV 1 đối chứng.

5 Kết luận:

Qua các số liệu ghi nhận từ nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy chủng siêu vi chủ yếu phân bố rộng ở TPHCM là thứ týp E /HIV 1, các thứ týp khác đang phát triển dần nhất là thứ týp B /HIV1. Thứ týp E khảo sát cũng nhạy cảm với các thuốc kháng siêu vi như thứ týp B đối chúng có nguồn gốc Châu Âu. Từ đó các hướng dùng thuốc kháng siêu vi phối hợp 2- 3 loại điều trị cho bệnh nhân tại các nước Tây phương vẫn có giá trị cho bệnh nhân Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

1 Weniger BG, TakebeY, Ou CY. The molecular epidemiology of HIV in Asia AIDS1994.

2 Ichimura H, KliksSC, Visrutnaratna S, Ou CY, KalishML, Levy JA. Biological, serological and genetic characterization of HIV -1subtype E isolates from northern Thailand. AIDS Res. HUM. Retroviruses 1994

3 Yu XF, Wang z, Beyrer C, Celentano DD, Khamboonruang C, Allen E, Nelson K. Phenotypic and genotypic characteristics of human immunodeficiency virus typé from patients with AIDS in northern Thailand.J.Virol.1995

4 Menu E, Truong XL, Lafon ME et al. HIV type1Thai subtype E is predominant in south Vietnam. AIDS. Res. Hum. Retroviruses 1996

5 Nerurkar VR, Nguyen HT, Daswood WM et al. HIV typé subtype E incommercial SEX Workers and injection drug users in southern

6 Delwart EL, Shpaer EG, Louwagie J, Mc Cutchan FE, Grez M, Rubsamen-WaigmannH, Mullins JI. Genetic relationships determined by a DNA heteroduplex mobility assay: analysis of HIV 1 env genes.Science 1993.

7 St Clair MH, Martin JL, Tudor -Williams G et al. Resistance to ddI and sensitivity to AZT induced by a mutation in HIV reverse transcriptase. Science 1991.