Du lịch Châu Á thời hậu khủng bố và sóng thần Sau thảm hoạ sóng thần ở Châu Á tháng 12 năm ngoái và các vụ đánh bom tự sát ở Bali, thật kỳ lạ, số khách du lịch (DL) đến một số địa danh bị tàn phá tại khu vực này đã và đang tăng trở lại, thậm chí còn ở mức cao hơn so với trước. Dường như những người ham mê DL đã quên tất cả những nỗi đau và tổn thất do những thảm hoạ này gây ra... Bất chấp sóng thần
Thái Lan thời hậu sóng thần (nơi 5.400 người chết và 5.000 người mất tích) cũng chứng kiến sự gia tăng trở lại của khách DL. Mặc dù những con sóng khổng lồ đã giết chết hơn 500 người Thụy Điển trên đảo Phuket, theo Cty DL My Travel Sweden (Thuỵ Điển), những khách DL nước này đã quay trở lại nơi đây với số lượng nhiều hơn trước. "Chúng tôi đã tin tưởng rằng, Thái Lan cuối cùng sẽ thu hút khách DL trở lại, nhưng không nghĩ điều đó lại xảy ra lại nhanh đến vậy" - Joakim Eriksson, Giám đốc Cty My Travel Sweden, nói. Hiện Cty DL này hi vọng lượng khách đến Thái Lan và Sri Lanka mùa này sẽ tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Không sợ khủng bố Ngoài những nơi từng bị sóng thần tàn phá, khách DL còn quay trở lại những địa danh từng là mục tiêu khủng bố, chẳng hạn nhứ Bali (Indonesia), nơi vụ đánh bom nhằm vào khách DL phương Tây năm 2002 làm 202 người chết. Theo Hội DL Châu Á - Thái Bình Dương, khách DL đến hòn đảo xinh đẹp này đã tăng từ 993.000 người năm 2003 lên tới 1,46 triệu năm 2004, cao hơn thời điểm 2 năm trước khi xảy ra đánh bom. Thậm chí khách DL Australia vốn chịu tổn thất nặng nề nhất cũng đã tăng đột biến lên mức cao nhất kể từ năm 1998, ngay cả khi Bali mới đây lại tiếp tục bị rung chuyển bởi những kẻ đánh bom tự sát, làm 19 người bị chết. Theo Eriksson, đây là một xu hướng rất khác so với trước đây, khi cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và sự kiện ngày 11.9 tại Mỹ làm số lượng khách DL nói chung suy giảm trầm trọng. Tuy nhiên, trong khi người Châu Âu tỏ ra "máu me" DL bất chấp nguy hiểm, thì các công dân Mỹ vẫn khá do dự và lo lắng. Anthony Lark - Tổng Giám đốc Khu nghỉ mát Trisara ở Phuket (với giá 975USD/đêm) - cho biết: "Người Mỹ không rành lắm về địa lý, do vậy khi Singapore bị khói bao phủ hồi tháng tư, họ lập tức huỷ bỏ các chuyến đi đến Phuket. Đối với họ, Đông Nam Á vẫn chỉ là một điểm đến duy nhất". Nhưng sự "thiếu mạo hiểm" của khách DL Mỹ không làm ảnh hưởng đến xu hướng DL toàn cầu. Theo Tổ chức DL và Hội đồng DL Thế giới, DL mang tính chất nghỉ ngơi giải trí được hi vọng sẽ tăng khoảng 5% trong năm nay. Vậy là những thảm hoạ như khủng bố và sóng thần không thể làm những người mê DL từ bỏ thói quen của mình. Nhưng điều tương tự liệu có đúng khi dịch bệnh xảy ra hay không? Don Hanna - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Thị trường có trụ sở tại New York - nói: "Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một phần trong nhận thức của chúng ta. Nhưng sự bùng nổ của đại dịch cúm gia cầm lại là một chuyện hoàn toàn khác". Nếu chuyện này xảy ra, DL sẽ bị đình chỉ một cách tự nguyện hay bắt buộc, tương tự như đối với dịch SARS hồi năm 2003. Hội chứng viêm đường hô hấp cấp đã làm toàn thế giới hoảng sợ khi nhanh chóng lan truyền từ Châu Á sang hơn 30 nước chỉ trong vài tháng và làm trên 900 người chết. "Do cách ly là giải pháp tối ưu để đối phó với sự lan truyền của dịch bệnh, bạn có thể chắc chắn là con người sẽ tìm mọi cách để hạn chế tiếp xúc - Hanna nói - Và làn sóng di chuyển chỉ có thể xảy ra tại các vùng bắt đầu có dịch, khi người ta tìm cách rời bỏ những nơi này". Hoàng Giang (Theo IHT) |
▪ Iran lo... "béo phì" (30/12/2005)
▪ Châu Âu "đóng băng" (31/12/2005)
▪ Kỳ tích cuối năm của một thanh niên Mỹ (31/12/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (30/12/2005)
▪ Cựu kế toán trưởng Enron nhận tội (30/12/2005)
▪ Khủng bố tại Châu Á: Vẫn là bài toán phức tạp (30/12/2005)
▪ Cựu Bộ trưởng Đất đai Trung Quốc bị tù chung thân (29/12/2005)
▪ Tín hiệu tích cực mới từ Aceh (29/12/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (29/12/2005)
▪ Jerry Elmer - người "phạm tội" vì hoà bình (29/12/2005)