Phiến quân Aceh giải giáp vũ khí Các thành viên của Phong trào Aceh Tự do (GAM) hôm 15.9 bắt đầu giao nộp vũ khí (ảnh) dưới sự chứng kiến của các quan sát viên quốc tế - một động thái được cho là "quan trọng và nhạy cảm nhất" của hiệp định hoà bình, nhằm hy vọng chấm dứt vĩnh viễn 30 năm xung đột ở tỉnh này.
Phóng viên AP dẫn lời Irwandi Yusaf - phát ngôn viên của GAM cho biết: "Chúng tôi sẽ từ bỏ vũ khí càng sớm càng tốt. Giữ chúng cũng chẳng còn tác dụng gì bây giờ nữa". Một quan chức của Đội giám sát Aceh gồm 230 thành viên cho biết, số vũ khí của GAM sẽ bị phá huỷ ngay lập tức bằng cưa sắt sau khi được giao nộp. Một ngày trước khi GAM giao nộp vũ khí, Chính phủ Indonesia đã rút 1.300 cảnh sát khỏi Aceh, một việc làm mà họ gọi là hành động thiện chí. Indonesia cam kết sẽ giảm đáng kể các lực lượng an ninh tại Aceh, với việc rút đi toàn bộ các lực lượng quân đội và cảnh sát không thuộc quân số địa phương. Theo thoả thuận thì sau khi GAM giao nộp hết vũ khí Jakarta sẽ rút 25% binh lính và cảnh sát, giảm sự hiện diện an ninh ở Aceh xuống còn một nửa, còn 14.700 lính và 9.100 cảnh sát. Để đổi lại việc giao nộp vũ khí, Chính phủ Indonesia cam kết thay đổi luật pháp, cho phép phiến quân GAM thành lập các đảng phái chính trị. Các tù nhân GAM cũng được trả tự do, được cấp đất và được tạo điều kiện tái hoà nhập cộng đồng. Theo các nhà phân tích , từ nay đến cuối năm là giai đoạn quan trọng để đánh giá liệu các cộng đồng dân cư Aceh, bị tàn phá bởi cuộc chiến kéo dài mấy thập kỷ qua và bởi cơn sóng thần khủng khiếp hồi cuối năm ngoái, cuối cùng có được hưởng hoà bình lâu dài hay không. TR.M (Theo Reuters, BBC) |
▪ Quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu: Cần chủ động tham gia "cuộc chơi" (15/09/2005)
▪ LHQ thoả thuận được dự thảo cải tổ (15/09/2005)
▪ Tôn vinh hay trả ơn? (15/09/2005)
▪ Máy đi bộ cho voi (15/09/2005)
▪ Bắt đầu thẩm định nữ trang của bà Imelda Marcos (15/09/2005)
▪ Hàn Quốc kiến nghị Đông Bắc Á liên kết như EU (15/09/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (14/09/2005)
▪ Tổng thống Bush thị sát New Orleans (14/09/2005)
▪ Không tặc để đòi bồi thường thiệt hại (14/09/2005)
▪ Cựu binh Mỹ trao thông tin về bộ đội Việt Nam mất tích (14/09/2005)