Trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hàng triệu người thất nghiệp đổ xô đến các trung tâm, hội chợ việc làm để tìm kiếm cơ hội mới.
|
Thanh niên tìm việc trong hội chợ việc làm ở Bắc Kinh hôm thứ năm 5/2. (Ảnh: Xinhua) |
![]() |
![]() |
Nhận thông tin về các vị trị còn trống tại hội chợ việc làm ở Bắc Kinh ngày 5/2. Gần 4.000 vị trí được hơn 300 công ty giới thiệu hôm thứ năm. (Ảnh: Xinhua) |
![]() |
Công nhân nhập cư thất nghiệp săn việc tại hội chợ việc làm ở Bắc Kinh ngày 5/2. |
![]() |
Khoảng 3.000 sinh viên các trường kinh doanh thể hiện quyết tâm săn việc làm và tổ chức buổi meeting nâng cao tinh thần hôm 5/2 tại Tokyo. (Ảnh: Xinhua/Reuters) |
![]() |
Yamini Patel (thứ hai từ phải sang), 37 tuổi, xếp hàng chờ gặp nhà tuyển dụng tại hội chợ việc làm ở Los Angeles (Mỹ) ngày 3/2. (Ảnh: Reuters) |
![]() |
Matthew Krol, công nhân hãng xe hơi Chrysler, đứng trước nhà máy trục xe của hãng tại Detroit, Michigan hôm 12/12/2008. Anh là một trong số 300 người đã nhận được thông báo tạm nghỉ việc. (Ảnh: Reuters) |
![]() |
Craig Berry, người đã thất nghiệp 10 tháng qua, đang đăng ký xin làm một công việc tạm thời ở Chicago ngày 5/2/2009. (Ảnh: Reuters) |
![]() |
Theo dõi danh sách công việc còn trống tại hội chợ việc làm ở thành phố Stavropol, Nga hôm 21/11/2008. (Ảnh: Reuters) |
![]() |
Giám đốc bộ phận tư vấn tuyển dụng công ty Hays là Ignacio Ramos (trái) đang phỏng vấn ứng viên Vicente Balmaseda ở Madrid hôm 5/12/2008. Nhân viên thiết kế Balmaseda, 36 tuổi, đã mất việc cách đây 6 tháng. (Ảnh: Reuters) |
![]() |
Các công nhân chờ đợi sau khi đã nộp hồ sơ xin việc tại San Marcos, California ngày 7/11/2008. (Ảnh: Reuters) |
![]() |
Một người biểu tình giơ áp phích "Ưu tiên cho công nhân Anh trước" bên ngoài nhà máy Total Lindsey ở Lincolnshire, miền bắc nước Anh ngày 2/2. Hàng trăm công nhân tại xí nghiệp hạt nhân Sellafield đã đình công hôm thứ hai, tham gia vào các cuộc phản đối mở rộng về việc sử dụng công nhân nước ngoài trong lúc nước Anh đang rơi vào tình cảnh suy thoái và nạn thất nghiệp gia tăng. (Ảnh: Reuters) |
|
Một người nghỉ mệt trên ghế trong lúc xếp hàng chờ nộp đơn xin làm lính cứu hỏa tại Miami, Florida (Mỹ) hôm 2/2. Hơn 1.000 người đến nộp đơn trong khi Sở Cứu hỏa Miami chỉ có 35 vị trí trống. Hàng trăm người đã cắm trại suốt ba đêm ở Miami chỉ để giữ chỗ xếp hàng. (Ảnh: Reuters) |
![]() |
Người nhập cư thất nghiệp đang tìm việc tại hiệp hội ''Pueblos Unidos'' ở Madrid ngày 28/10/2008. (Ảnh: Reuters) |
![]() |
Phỏng vấn xin việc tại Tokyo ngày 31/1/2009. (Ảnh: Reuters) |
![]() |
Tania Khadder (trái), 29 tuổi, và John Henion, 32 tuổi, đều là phóng viên báo trực tuyến. Trong ảnh, họ đang giơ bảng giới thiệu một blog mới mang tên “unemploymentality.com” trên phố Market ở San Francisco, California hôm 9/1202008. Cả hai vừa bị cho thôi việc và đang bắt đầu viết blog kiếm tiền về tình trạng kinh tế hiện tại từ cách nhìn của họ lẫn những người cùng hoàn cảnh. (Ảnh: Reuters) |
▪ Cướp biển tàu Ukraine nhận tiền “trước mũi” tàu chiến Mỹ (06/02/2009)
▪ Chùm tin vắn qua ảnh (06/02/2009)
▪ Chùm ảnh: Obama “xông đất” Không lực 1 (06/02/2009)
▪ Vì sao Clinton chọn Indonesia trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên? (06/02/2009)
▪ Trung Quốc: Viện trợ nhằm giúp ổn định trên báo đảo Triều Tiên (06/02/2009)
▪ Thái tử Nhật Bản mong chờ chuyến thăm Việt Nam (06/02/2009)
▪ Thủ tướng Thái Lan: Ông Thaksin bị cấm vào Nhật (06/02/2009)
▪ “Osama bin Laden” nộp đơn xin việc ở Australia (06/02/2009)
▪ Chuyện bếp núc ở Nhà Trắng (06/02/2009)
▪ EU mạnh tay với lao động nhập cư bất hợp pháp (05/02/2009)