Nhưng có lẽ tin vui nhất đối với chị đó là có một tổ chức nước ngoài sẽ hỗ trợ thuốc điều trị cho trẻ em nhiễm HIV, trị giá 56.000Usd trong vòng 1 năm. Chị rưng rưng:”mặc dù biết căn bệnh này thật quái ác, nhưng lúc nào chúng tôi cũng hi vọng nhiều lắm. Khi gặp các nhà hảo tâm trong nước cũng như nước ngoài, tôi chỉ một lòng xin thuốc điều trị để kéo dài sự sống cho các cháu. Cho dù tuổi thơ của các cháu không được hưởng hạnh phúc gia đình như các trẻ em bình thường khác, thêm một ngày được tồn tại trên cõi đời này cũng làm cho các cháu bớt tủi đi nhiều rồi…”
Xen lẫn với niềm thương cảm đó, chị còn thấy đau nữa. Bởi vì bàn tay chị đã từng chôn cất 8 trẻ ra đi do căn bệnh AIDS. Hiện tại đang có một số trẻ đang chuyển sang giai đoạn AIDS, rồi chúng cũng sẽ lần lượt tạm biệt mẹ nuôi của mình. Chị thấy xót xa, nhói buốt khi phải chứng kiến cái chết tức tưởi của những mảnh đời non nớt ấy…
Mặc dù chức năng của trung tâm không phải là chăm sóc trẻ bị bỏ rơi, nhiễm HIV, nhưng chị thấy trung tâm có một số học viên nhiễm HIV, lại sẵn có đội ngũ y bác sỹ nên chị đã nhận cháu về nuôi. Năm 2002, đứa bé đầu tiên vào trung tâm nghi nhiễm vì sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV. Có hai học viên đã tình nguyện xin chị chăm sóc cháu. Chỉ trong vòng một tuần cháu đã được chữa khỏi hẳn bệnh tiêu chảy và sẩn ngứa. Điều may mắn nhất là khi cháu tròn 18 tháng tuổi, xét nghiệm lại thì cho kết quả hiv-. Hai người mẹ nuôi rất phấn khởi và đã đề nghị chị nhận hết những trẻ bị nhiễm HIV. May mắn là 9 cháu xét nghiệm lại có kết quả HIV – và được đưa về trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Hà Nội. Các mẹ nuôi ở đây nói với nhau rằng, cái dấu gạch ngang chính là bước ngọăt của trẻ có số phận may mắn. Nó mở ra cho các cháu một chân trời mới, một sự sống, sự tồn tại…Tôi đã từng chứng kiến những giọt nước mắt của các mẹ trong cảnh chia tay các con. Đó không chỉ là giọt nước mắt đau xót khi đưa các con “về với trời đất”, mà còn có cả những giọt nước mắt hạnh phúc, lưu luyến dành cho các cháu khi có kết quả xét nghiệm âm tính và được trở về với đời
Các cháu ở đây có những cái tên rất thiên nhiên như: Dơi, Chuột, Tôm, Ngô, Lúa…Chị bảo: các cháu bị bỏ rơi thì thường không có tên. Đặt vậy cho dễ nuôi. Ban đầu nhận về, Ngô, Lúa chỉ có 1,5 cân. Ngô sau 18 tháng xét nghiệm HIV-, Lúa chỉ sau vài tháng đã qua đời. Còn Tôm được các bác sỹ chuyển từ bệnh viện lên. Do phải nằm trong hộp giấy nhỏ nên người cháu trông như con tôm vậy, sau khi được mẹ nuôi chỉnh hình, em đã trở lại bình thường. Nay cháu đã biết giơ bàn tay bé xíu, xinh xinh lên vẫy chào tạm biệt tôi và ánh mắt như biết nói lời hứa hẹn gặp lại…
Cách đây một tháng, có một cháu bị bỏ rơi ngay trước cổng trung tâm. Bên cạnh là một bọc gồm quần áo rất đẹp, một lá thư vỏn vẹn 3 chữ: Hãy cứu cháu! Kèm theo là một món tiền 250.000 đồng. Tất cả quần áo của cháu đều có thêu chữ A.D. Những ngày đầu cháu khóc suốt, miệng luôn gọi Ba Đông. Hễ các mẹ bắt nhịp bài hát”cả nhà thương nhau” thì cháu lại khóc òa lên…Sau một tuần có người gọi điện đến trung tâm thông báo:”Tôi là người hàng xóm của A.D(Anh Duy). Do mẹ cháu mất, bố đang bị bệnh nặng không có người chăm sóc. Tôi nghĩ chắc là bố mẹ cháu bị nhiễm HIV và cháu cũng có thể bị nhiễm rồi nên tôi đã tình nguyện chở cháu lên để các cô chăm sóc giùm…”
Khi tôi nói ý định muốn nêu tấm gương của chị Phương lên báo, chị nói rằng, thành tích là của cả tập thể cán bộ công nhân viên ở đây. Có người đã không quản thời gian mà làm việc cả 30 ngày trong tháng. Và cũng có một số người đã chấp nhận nguy hiểm để chăm sóc, che chở cho các bé. Nhưng tôi nghĩ, về cá nhân chị, để xây dựng một trung tâm hoàn thiện như ngày hôm nay, chị đã phải mất rất nhiều công sức. Lúc đầu trung tâm chỉ là rừng bạch đàn tái sinh, cây cỏ mọc um tùm. Học viên thì bị nhốt, không có việc làm nên họ hay bỏ trốn. Chỉ sau một tháng, với ngày nối ngày đi lang thang tìm hiếu tâm tư, nguyện vọng của học viên, tối về nghiền ngẫm tài liệu, chị đã lên kế họach làm việc, tổ chức cho các học viên học nghề, trồng cây, chăn nuôi…
Trước khi lên trung tâm nhận nhiệm vụ, chị cũng đã từng có 20 năm công tác trong ngành lao động thương binh và xã hội, với một vị trí khá ổn. Nhưng khi được lãnh đạo giao trọng trách này, chị vẫn đồng ý. Chị chia sẻ:”nếu mình không nhận lời thì ai sẽ làm đây. Tuy nhiên, với hoàn cảnh của tôi lúc đó là quá sức Vì chồng tôi phục vụ trong quân đội , hai con còn nhỏ, chưa tự lập được. Con lớn(học lớp 9), con nhỏ(học lớp 6) gửi lại tập thể của trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Hà Nội”.Và nay, khi các con chị đã vào Đại Học và sắp tốt nghiệp thì chị vẫn “ngồi ở trên đồi cao” này. Bởi chị bảo mình mới đi được một nửa chặng đường mà thôi..
Khánh Quỳnh
▪ Nguy cơ của thuốc pha chế phòng chống HIV/AIDS (21/12/2005)
▪ Thêm sáu loại thuốc kháng virus (20/12/2005)
▪ WHO: Bổ sung 7 loại thuốc chống AIDS vào danh sách của mình (19/12/2005)
▪ Mức thuốc trị HIV cao gây các bệnh tâm thần (17/12/2005)
▪ Thuốc chữa HIV làm hại thần kinh (15/12/2005)
▪ Phát hiện thuốc trị AIDS từ cây Bintangor (15/12/2005)
▪ Nhóm nghiên cứu ở Silver Spring được tài trợ 30 triệu đô la (15/12/2005)
▪ Hướng dẫn sử dụng mới về bộ dụng cụ xét nghiệm HIV bằng miệng (14/12/2005)
▪ Sau 24 giờ thử nghiệm vắc xin chống AIDS ở Trung Quốc (14/12/2005)
▪ Bộ dụng cụ xét nghiệm HIV bằng miệng cho kết quả không chính xác (14/12/2005)