Nigel Sanders- Self của trường đào tạo căn bản Bruce Kirby bang Georgiana đã đưa ra những bức hình trong album chụp ảnh chuyến đi của ông đến
Phần lớn các trang đều đầy hình ảnh của những gương mặt trẻ tại trại mồ côi
Có những hình nụ cười của chúng trông thật hạnh phúc. Tuy nhiên những bức hình chụp những cảnh ở những vùng xa xôi hẻo lánh, những làng quê tồi tàn, chính là cảnh
Mặc dù những bức tranh này mới chỉ mô tả phần nào hiểm họa ở
Với sự giúp đỡ của Sanders-Self, giám đốc quan hệ cộng đồng của trường Kirby, 20 học sinh đã tiến hành gây quỹ được 4.000 đôla trong chương trình gây quỹ tháng Năm ở Trung tâm Louden Nelson. Các học sinh cũng xin được xe đồ chơi và chuyển đến cho trại trẻ mồ côi St. Agnes.
Sanders-Self nói: “Bọn trẻ muốn làm một dự án gây quỹ, và như vậy nghĩa là các học sinh lớp 11 đã quyết định tập trung vào bệnh AIDS.”
Tiền quyên góp được dùng để trang trải cho rất nhiều nhu cầu, như thuốc anti-retroviral hay ARVs, sẽ giúp cho các nạn nhân được có thêm nhiều cơ hội sống sót, còn đồ chơi thì chuyển đến trại trẻ mồ côi ở St. Agnes.
“Về cơ bản là chúng cháu muốn vươn tầm ảnh hưởng đến toàn cầu,” Brian Kashtan, một học sinh 18 tuổi của trường Kirby cho biết.” Chúng cháu chỉ là những học sinh trung học. Chúng cháu không bao giờ nghĩ có thể ảnh hưởng đến thế giới, chúng cháu chỉ muốn đóng góp phần mình trong vấn đề to lớn này.”
Sanders-Self nói, tiền thì rõ ràng là rất cần nhưng những giá trị tinh thần từ các món đồ chơi là không thể đếm được.
Chỉ vào những bức hình, ông ngạc nhiên trước nụ cười của lũ trẻ giữ những đồ chơi bị gãy và những con búp bê tự làm, do những người thợ lớn lên từ trại mồ côi làm từ quần áo và vớ cũ.
Sanders-Self nói: “Khi bạn cho bọn trẻ bất cứ thứ gì, chúng sẽ rất vui và hạnh phúc, vì vậy nên khi được tặng đồ chơi chúng sẽ sung sướng ngất ngây lên được.
Sanders-Self và lớp của ông đã gửi tiền và đồ chơi đến trại trẻ mồ côi St. Agnes thông qua David Katzenstein, một chuyên gia về bệnh lây nhiễm ở Stanford, người điều hành các cuộc khảo sát AIDS/HIV vòng quanh thế giới
Katzenstein cho biết: “Ở châu Phi, vấn đề này đang trở nên nổi cộm – đặc biệt là ở vùng Nam Phi và ngày càng nhiều đến nỗi không ai muốn nói về nó nữa,”
Bốn ngàn đôla và một túi đồ chơi có vẻ như không thấm tháp gì so với 11,4 triệu người sống với HIV ở Nam Phi, theo thống kê của ban AIDS nước Mỹ. Nhưng nếu bạn cứ cố dập tắt một ngọn lửa lớn thì mỗi giọt nước đều cũng được tính vào. Chi phí hàng năm cho việc chữa bệnh một bệnh nhân AIDS ở châu Phi tốn khoảng 300 USD.
Ông nói giá một iPod có thể cung cấp ARVs cho một trẻ em trong một năm.”
Sanders-Self cũng hy vọng xây dựng được một mạng lưới liên lạc giữa các sinh viên ở Kirby và Zimbabwe, để có thể dẫn dắt các sinh viên đi du học và các chương trình trao đổi giữa các sinh viên.
Ông cũng cho biết: “Bạn không thể chỉ đưa ra một mớ tiền và ngồi đó hy vọng vấn đề tiếp tục đi xa hơn. Vấn đề là đưa người ở châu Phi đi tham gia các chương trình tư vấn và xét nghiệm HIV.”
"Bạn phải thay đổi cách nghĩ của mọi người.”
▪ Công tác chữa trị HIV đứng trước thử thách mới (05/09/2005)
▪ Thuốc giả và thực phẩm kém chất lượng ở miền Nam (05/09/2005)
▪ Cần tăng cường xét nghiệm HIV (05/09/2005)
▪ Hội đồng lập pháp bang California thông qua dự thảo chương trình trao đổi bơm kim tiêm (05/09/2005)
▪ Quỹ AIDS Healthcare (Mỹ) tài trợ 1 triệu bao bao su cho Uganda (01/09/2005)
▪ Quyết định của TP HCM về chăm sóc chữa trị bệnh nhân HIV/AIDS (30/08/2005)
▪ Khôi phục hoạt động các điểm xét nghiệm HIV ở Tulsa (bang Oklahoma) (30/08/2005)
▪ Tỷ lệ tử vong của các đối tượng nghiện ma tuý giảm sau khi được điều trị HIV có hiệu quả (30/08/2005)
▪ Argentina và Brazil cam kết hợp tác sản xuất thuốc điều trị AIDS (30/08/2005)
▪ Thuốc điều trị HIV gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh (27/08/2005)