Đây là kết quả của nghiên cứu mới nhất do Viện hàn lâm y khoa
Ông John J. Chin, tiến sĩ, chuyên viên hợp tác nghiên cứu cao cấp tại ban chính sách y tế của viện hàn lâm y khoa đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu nói trên cho biết. Theo ông, các tổ chức tôn giáo trong thành phố đã đánh mất cơ hội tuyên truyền hết sức hiếm có với số đông giáo dân người châu Á di cư sang đây. Với những đối tượng này, đền thờ và nhà thờ chính là những kênh thông tin duy nhất họ tìm đến với mong muốn có được những hỗ trợ chính thức trong thời gian cư trú.
Ông nói: "Các tổ chức tôn giáo trong cộng đồng người nhập cư châu Á có tầm ảnh hưởng sâu sắc và một vị trí tích cực, hiệu quả giúp cộng đồng dân sở tại chống lại đại dịch thế kỷ. Hiện tại, người nhập cư châu Á vẫn chưa thường xuyên trao đổi với nhau về đại dịch HIV và do vậy, các tổ chức tôn giáo cần thay đổi hiện trạng này nhằm phòng chống lây nhiễm trong cộng đồng cũng như giúp đỡ những người đã nhiễm bệnh".
Các nhà khoa học thuộc viện hàn lâm đã tiến hành 17 cuộc phỏng vấn sâu với các lãnh đạo và thành viên của một ngôi chùa Phật giáo ở Chinatown, một đền Hindu ở Queens, một trung tâm Hồi giáo và một nhà thờ Hồi giáo ở Queens.
Đối tượng phỏng vấn xuất thân từ Trung Quốc, Ấn Độ hay
Đây là nghiên cứu mang tính hệ thống đầu tiên về thái độ sẵn sàng trong vai trò phòng chống và điều trị HIV của các tổ chức tôn giáo cho người nhập cư châu Á ở Mỹ.
Kết quả điều tra thật đáng lo ngại. Một vài lãnh đạo của các tổ chức tôn giáo kể trên cho biết, họ nghĩ lây nhiễm HIV là nguy cơ rất nhỏ trong cộng đồng châu Á. Không chỉ vậy, ông Chin và đồng nghiệp còn nhận thấy, hầu hết những người được hỏi đều cho rằng, tỉ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm họ còn tương đối thấp hoặc có khi là không có nữa. Cũng có số khác cho biết, thật khó để có thể trao đổi về HIV tại những trung tâm tôn giáo. Lý do chính bởi vì, đa phần người dân châu Á đều coi vấn đề tình dục ngoài hôn nhân, tình dục đồng tính và nghiện hút là những chủ đề tối kỵ, không xứng đáng để được trao đổi tại những nơi linh thiêng như thế. Thêm vào đó, còn tồn tại một số nhà lãnh đạo vẫn giữ nguyên thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, do đó cũng không muốn dính líu tới những hoạt động tuyên truyền, giáo dục về căn bệnh.
Đáng ngạc nhiên hơn cả, trong khi điều tra, một số người được hỏi còn nói rằng, họ sợ nếu tham gia quá tích cực vào công tác tuyên truyền, phòng chống họ sẽ bị nhiễm virus HIV. Một số người nói, virus HIV có thể lây nhiễm qua dùng chung xà phòng, uống chung nước hoặc qua những hoạt động giao tiếp thông thường với người nhiễm bệnh. Không loại trừ một vài nhà lãnh đạo sợ bị chế nhạo, coi thường nếu họ tham gia tuyên truyền về HIV hoặc giúp đỡ những người nhiễm bệnh. Hơi ngây thơ song vẫn có một số người cho rằng, không cần thiết phải làm công tác giáo dục, tuyên truyền về căn bệnh vì các tín đồ của họ sẽ được bảo vệ bằng những bài giáo lý răn giảng về lối sống tiết chế, chừng mực, đạo đức.
Mặc dù đa phần lãnh đạo tôn giáo lẫn các tín đồ đều chẳng mấy quan tâm tới công tác tuyên truyền, giáo dục về HIV, vẫn rất nhiều người thừa nhận công tác này phù hợp với truyền thống nhân đạo của cộng đồng.
Ông Chin giải thích: "Các tổ chức nhân đạo giờ đây đã ngập chìm trong sự co kéo giữa đạo đức và tình thương. Gần như tất cả những người được phỏng vấn đều tán đồng về vai trò quan trọng của tổ chức tôn giáo trong việc nâng cao sức khoẻ cộng đồng nói chung chứ không riêng gì vấn đề HIV. Theo ông Chin, việc can thiệp cần thiết của họ sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đáng kể lên công tác bảo vệ sức khoẻ lành mạnh cho dân nhập cư châu Á tại
Ông Chin nói: "Rào cản về ngôn ngữ và văn hoá cũng như thái độ phân biệt, kỳ thị đối xử đã cô lập người nhập cư với xã hội mới xung quanh (chính cha mẹ của ông Chin cũng là dân nhập cư gốc Hàn Quốc từ cuối những năm 50). Chính vì lẽ đó, họ phụ thuộc hoàn toàn vào các tổ chức cộng đồng nhập cư để có được sự trợ giúp về kinh tế xã hội và các vấn đề khác. Đối với những người nhập cư nhiễm HIV, sự trợ giúp này càng trở nên quan trọng bởi lẽ, xung quanh người bệnh vẫn tồn tại tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử do người dân chưa hiểu được cơ chế phòng bệnh ra sao".
Đặng Dương theo
http://www.medicalnewstoday.com/medicalnews.php?newsid=32731
▪ Quốc hội thảo luận 3 dự luật (09/11/2005)
▪ Trung Quốc: Giáo dục kiến thức về HIV/AIDS cho nhân viên chăm sóc trẻ (08/11/2005)
▪ QUỐC HỘI THẢO LUẬN DỰ LUẬT PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS: (07/11/2005)
▪ Nam Phi: Bộ y tế không hoàn thành nhiệm vụ chống HIV/AIDS (07/11/2005)
▪ Sáng kiến giải quyết đại dịch AIDS ở các quốc gia phát triển của Bristol-Myers (31/10/2005)
▪ Những đại dịch trong lịch sử nhân loại (29/10/2005)
▪ Rối loạn ám ảnh cưỡng bức ở trẻ (28/10/2005)
▪ Anh thử nghiệm loại kem bôi chống virus HIV tại châu Phi (27/10/2005)
▪ UNICEF triển khai chiến dịch giảm thiểu đại dịch HIV/AIDS ở Zimbabwe (25/10/2005)
▪ HIV/AIDS vẫn là mối nguy sức khoẻ với người da đen (25/10/2005)