“Thưa ngài tổng thống, trong bức thư này tôi muốn đưa ra một số khía cạnh của cuộc chiến (Việt Nam) mà hiện nay vẫn đang gây hậu quả đối với con người và đất đai Việt Nam. Tôi muốn nhắc đến các loại vũ khí được sử dụng, đặc biệt là loại hóa chất có tên chất độc da cam (AO). Khoảng 82 triệu lít AO được rải xuống miền Nam Việt Nam.
Các cuộc nghiên cứu do các chuyên gia đầu ngành của nhiều nước, trong đó có Mỹ, tiến hành đã xác nhận tác hại hiện nay vẫn còn tiếp diễn đối với nhân dân Việt Nam và di truyền tiếp xuống đến thế hệ thứ ba.
Trong buổi gặp gỡ trên, ông Len Aldis đã nhắc tới việc PetitionOnline đã có hơn 690.000 chữ ký, và trao cho phía Mỹ những tài liệu về chất độc da cam. Bà M.Sharp, Thư ký danh dự Tổ chức Trợ giúp y tế và khoa học cho Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, người cùng đi với ông Len Aldis, cũng đề cập với đại diện Đại sứ quán Mỹ về những điều bà được chứng kiến về các nạn nhân chất độc da cam trong chuyến đi Việt Nam mới đây của bà. Bà Sharp cho biết riêng tại huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) có hơn 500 nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trong đó hơn 100 người phải ngồi trên xe lăn do bị cụt chân hoặc những dị tật khác.
| Cựu Tổng thống B. Clinton ngày 28-5-1996 đã tuyên bố rằng các khoản tiền bồi thường sẽ được chi trả cho các cựu chiến binh Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam nhằm làm giảm bớt những đau đớn, chịu đựng mà (nước Mỹ) vô tình gây ra cho những người con của mình khi cho họ tiếp xúc với AO ở Việt Nam. Thật không may là ông Clinton đã không đề cập đến những người con Việt Nam phải tiếp xúc với AO.
Thưa ngài tổng thống, tất cả những điều tôi nói trên đây đều không có gì mới đối với ngài hoặc chính phủ ngài... Nhưng ngày nay, 30 năm sau cuộc chiến, có thể làm gì để xoa dịu nỗi đau của bấy nhiêu người? Tôi mong ngài hãy chấp nhận những lời nói của cựu Tổng thống Clinton nhưng còn đi xa hơn để xoa dịu nỗi đau của những người con Việt Nam. Ngài có đủ quyền để làm việc đó.
Năm tới, ngài sẽ đi Việt Nam. Tôi chân thành hi vọng rằng ngài sẽ tận dụng cơ hội đó để gặp lãnh đạo (Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)... Tôi cũng đề nghị trong chuyến thăm của mình, ngài hãy gọi điện cho Làng Hữu nghị quốc tế (tại Việt Nam). Ở đó ngài sẽ thấy các nạn nhân AO được giúp đỡ và chăm sóc.
Tôi kêu gọi ngài và chính phủ ngài ủng hộ lời đề nghị do hạ nghị sĩ Anh Harry Cohen đưa ra lấy ngày 10-8 làm ngày quốc tế tưởng nhớ đến những người đã chết, bị thương tích hoặc tàn tật vì vũ khí hóa học”.
|