![]() |
Ông Lê Quang Bình. |
Trưởng ban dân nguyện Quốc hội Lê Quang Bình cho biết, thời gian qua, thông qua tiếp xúc cử tri, nhận đơn thư thì 60% khiếu nại thuộc lĩnh vực đất đai, tập trung chủ yếu về giá đất. Chỉ có một số địa phương tiếp thu, còn lại hầu hết viện nhiều lý do để biện bạch.
- Các đoàn kiểm tra đất đai đang khảo sát tại các tỉnh, thành cuối cùng. Ông nhận xét gì về đợt kiểm tra này?
- Cá nhân tôi rất hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của Bộ Tài nguyên Môi trường trong việc đi kiểm tra thi hành luật đất đai. Giá như Bộ nào cũng có trách nhiệm kiểm tra thi hành pháp luật như thế.
Tôi theo dõi cả 13 đoàn thì thấy những gì báo chí phản ánh rất đúng khiếu nại về đất đai luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đơn thư tố cáo của người dân, trong đó tập trung chủ yếu ở giá đền bù. Luật quy định, khi nhà nước thu hồi đất phải đền bù sát giá thực tế nhưng nhiều địa phương không thực hiện như vậy khiến dân không đồng tình. Tôi sẽ đề nghị với Quốc hội kỳ họp cuối năm có chuyên đề giám sát về thực hiện Luật đất đai, nếu cần thiết Quốc hội phải ra nghị quyết yêu cầu Chính phủ tập trung giải quyết có hiệu quả vấn đề này.
- Ban Dân nguyện cũng đã tiếp nhận nhiều đơn thư của dân, sau khi chuyển cho địa phương họ phản hồi ra sao?Đoàn kiểm tra đến đâu dân đưa đơn ở đó.
- Chỉ có một số địa phương tiếp thu còn hầu hết viện ra rất nhiều lý do để biện bạch. Chẳng hạn, họ giải thích khi quyết định giá đền bù là thời điểm chưa có dự án, đất hoang sơ nên giá thấp, khi có dự án rồi giá cứ tăng vùn vụt, thời gian triển khai lại kéo dài nên đến lúc đền bù dân không chịu. Ngay Bà Rịa - Vũng Tàu, tôi đã đi khảo sát và được người dân phản ánh giá đền bù 1 m2 đất chưa mua được tô phở. Bản thân tôi cho rằng cần có quy định thống nhất thời điểm đền bù cho người dân, tránh để dây dưa kéo dài.
- Các đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên Môi trường cũng nhận đơn thư rồi phân loại chuyển trả cho các địa phương, vậy ông có cho rằng tình trạng sẽ tương tự như với ban Dân nguyện?
- Liên quan đến đất đai có nhiều bộ, chẳng hạn về giá cả là Bộ Tài chính, quản lý đất đai thì thuộc trách nhiệm Bộ Tài nguyên Môi trường. Vì thế vấn đề này cần có đầu mối là Chính phủ. Báo cáo về đợt kiểm tra này cần được Chính phủ trình lên Quốc hội để các đại biểu cho ý kiến và ra nghị quyết tập trung giải quyết trong năm sau.
Nếu không giải quyết tốt lòng tin của dân với Nhà nước sẽ giảm. Hơn nữa cũng cần đề phòng các đoàn đi như thế, tiếp xúc với dân, hứa hẹn rồi dân không thấy giải quyết gì sẽ kéo lên Hà Nội trong kỳ họp cuối năm gây sức ép với Quốc hội.
- Khiếu kiện đất đai xuất phát từ chính quyền địa phương không thực hiện đúng luật. Vậy theo ông cần phải làm gì để "trên bảo dưới nghe"?
- Để địa phương thay đổi thì ở trên các cơ quan trung ương phải ép mạnh, triển khai nhiều đợt kiểm tra hơn nữa. Nhất là phải xử lý nghiêm cán bộ công chức địa phương vi phạm. Tôi thấy trong nhiều báo cáo của Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng nhưng trong phần xử lý chỉ kiến nghị: "Đề nghị địa phương kiểm điểm trách nhiệm và xử lý theo pháp luật", cuối cùng kiểm tra xem có xử lý ai không thì thấy chẳng ai làm sao cả.
Phong Lan thực hiện
Theo dòng sự kiện: |
▪ Cty thiết kế và chuyển giao công nghệ cơ khí "xù nợ" DN Thái Lan (23/08/2005)
▪ "Trốn" cổ phần hoá? (23/08/2005)
▪ Các bang của Mỹ làm sai quy định? (23/08/2005)
▪ Cá ba sa lại bị cạnh tranh không lành mạnh (23/08/2005)
▪ Quản lý, sử dụng hoá đơn thế nào? (24/08/2005)
▪ Vietnam Airlines nhận hỗ trợ Aeroflot tối đa (24/08/2005)
▪ Hết "ăn phần âm" (22/08/2005)
▪ Cơ hội thoát nghèo cho dân vùng cát (24/08/2005)
▪ Ruộng khát vì... chờ kênh (23/08/2005)
▪ Cảng Cái Lân: Lãng phí vì bến trước luồng sau (24/08/2005)