Theo Bộ Y tế, tính đến năm 2015, tỷ lệ sử dụng BPTT ở nước ta đã đạt mức cao, tới 76,2% năm 2015, trong đó BPTT hiện đại chiếm 65,4% năm 2015. Đây là yếu tố quan trọng để duy trì liên tục mức sinh thay thế trong 10 năm qua và làm giảm tỷ lệ phá thai. Theo đó, tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ - TFR) đạt 2,11 (1/4/2005), 2,03 (1/4/2009) và 2,09 (1/4/2014).
![]() |
Một số BPTT thường gặp. Ảnh internet |
Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu về số lượng, đa dạng về chủng loại PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Dự kiến giai đoạn 2016-2020, ngân sách Nhà nước mua PTTT miễn phí, tiếp thị xã hội để cấp cho khoảng 30% số đối tượng. Với tốc độ giảm cung cấp PTTT miễn phí, tiếp thị xã hội rất nhanh, trong khi thị trường PTTT chưa phát triển thì có nhiều khả năng thiếu PTTT; đáng chú ý là Dụng cụ tử cung giảm từ 100% xuống 60-65%, thuốc tiêm tránh thai từ 100% xuống 50 - 55%, viên uống tránh thai từ 73% xuống 25%.
Khó khăn thứ hai là việc phân khúc thị trường cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS chưa rõ ràng và không có sự cân đối, thống nhất chung để bảo đảm có đủ về số lượng PTTT, hàng hóa SKSS giữa các thị phần. Khó khăn tiếp theo là thị trường thương mại PTTT còn quá nhỏ bé trong khi chính sách, pháp luật khuyến khích thị trường phát triển chưa đủ hấp dẫn; các nhà sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế chưa đủ tự tin để tham gia cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS trên thị trường. Một khó khăn nữa không kém phần quan trọng là còn nhiều rào cản ngăn cách các nhà sản xuất kinh doanh đầu tư vào việc cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS.
Trước những khó khăn, thách thức trên, có thể thấy việc triển khai “Dự án xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường giai đoạn 2016 - 2020” là hết sức cần thiết.
Dự án hướng tới mục tiêu huy động được nguồn vốn đầu tư, nhân lực, kinh nghiệm của các nhà sản xuất, kinh doanh, đơn vị dịch vụ công, tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân, người bán lẻ vào việc cung cấp, phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường nhằm bảo đảm đủ số lượng PTTT để duy trì mức sinh thay thế, đáp ứng nhu cầu đa dạng về chủng loại, hình thức và chất lượng ngày càng cao của PTTT, hàng hóa SKSS phù hợp với điều kiện, khả năng của các nhóm khách hàng, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của chương trình DS-KHHGĐ và thực hiện thành công Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011-2020.
Cụ thể, phấn đấu 95% Trung tâm DS-KHHGĐ và cơ sở y tế công lập cấp huyện tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa. Có 100% cấp xã tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển thuộc địa bàn Dự án có cơ sở thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo các hình thức phù hợp. Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể về lợi ích sử dụng PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa và sự chuyển đổi hành vi của các nhóm khách hàng từ cung cấp miễn phí sang tự chi trả PTTT, hàng hóa SKSS, dịch vụ SKSS/KHHGĐ. Số lượng PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa chiếm khoảng 50% thị phần trong thị trường tổng thể và bảo đảm đủ số lượng PTTT để duy trì mức sinh thay thế.
▪ Phát triển mạng lưới đồng đẳng viên trong phòng, chống mại dâm (25/05/2016)
▪ Tiến gần tới việc chữa khỏi AIDS (23/05/2016)
▪ Cần “nghĩ mở, nói thẳng” trong phòng, chống mại dâm (13/05/2016)
▪ Quảng Ninh: Quyết tâm xây dựng xã, phường không ma túy, mại dâm (10/05/2016)
▪ Các tổ chức xã hội dân sự chung tay đẩy lùi đại dịch AIDS (07/05/2016)
▪ Quảng Nam: Khẩn trương lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc (05/05/2016)
▪ Nhân rộng các CLB phòng, chống tệ nạn xã hội trong Hội Liên hiệp Phụ nữ (05/05/2016)
▪ Gia tăng xét nghiệm HV nhờ truyền thông xã hội (28/04/2016)
▪ Phòng chống HIV qua ứng dụng hẹn hò di động (22/04/2016)
▪ Có thể loại bỏ vi rút HIV ở giai đoạn mới xâm nhập (18/04/2016)