Về làn sóng bạo loạn ở miền nam Thái Lan: Chưa thu hẹp khoảng cách Kuala Lumpur - Bangkok Lo ngại mạng sống bị đe doạ, một số người Hồi giáo ở miền nam TL đã chạy sang tị nạn tại các tỉnh sát đường biên giới của nước láng giềng Hồi giáo Malaysia. Và vụ 131 người tị nạn Hồi giáo chạy khỏi miền nam TL qua biên giới và được phía Malaysia "tạo nơi cư ngụ" hồi tháng 8 vừa qua là đỉnh điểm, châm ngòi cho cuộc "khẩu chiến ngoại giao" giữa hai phía. Kuala Lumpur đã yêu cầu TL "chín chắn hơn" trong vụ tẩy chay hàng hoá Malaysia, cũng như không nên để xảy ra các cuộc biểu tình phản đối cái mà người TL gọi là "sự can thiệp" của Malaysia vào cuộc bạo loạn ở miền nam TL (ảnh)... Tuy nhiên tuần qua, quan hệ TL - Malaysia đã có dấu hiệu được cải thiện. "Chúng ta không nên để vấn đề của 131 người (di tản Hồi giáo TL) trở thành biến cố lớn và lan sang các lĩnh vực khác trong quan hệ song phương" - Phó Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói hôm 31.10 sau cuộc họp với người đồng nhiệm TL Chidchai Vanasathidya tại Putrajaya (Malaysia). Theo giới quan sát chính trị, tình hình miền nam TL vẫn có chiều hướng xấu. Đêm 2.11 lại xảy ra hơn 10 vụ nổ bom ở ít nhất 9 địa điểm tại thủ phủ Narathiwat của tỉnh cùng tên ở miền nam TL. May mắn là lực lượng an ninh đã tháo ngòi nổ được 7 quả bom nên chỉ có một thủ phạm tấn công thiệt mạng. T.B (Theo AFP, AP) |
▪ Lãnh đạo ACMECS cam kết hợp tác chống cúm gia cầm (03/11/2005)
▪ Tuyên bố của lãnh đạo ACMECS về phòng chống cúm gia cầm (04/11/2005)
▪ Iran đồng ý cho LHQ khảo sát địa điểm nghi ngờ là căn cứ hạt nhân (03/11/2005)
▪ Việt Nam đăng cai ACMECS-3 (04/11/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (04/11/2005)
▪ Thái Lan lập lực lượng đặc nhiệm trấn áp bạo loạn (29/10/2005)
▪ 1,8 tỉ USD lại quả và hối lộ (29/10/2005)
▪ Khí hậu nóng lên, gia tăng bệnh tật (30/10/2005)
▪ Campuchia: Trang trại xanh của Châu Á (30/10/2005)
▪ Thế giới sẽ nghèo hơn sau đại dịch (30/10/2005)