Phục hồi sinh thái ở vùng bị rải chất da cam "Nghiên cứu sử dụng hợp lý vùng bị nhiễm chất da cam/dioxin để cải thiện và phục hồi sinh thái" - đó là ý tưởng của giáo sư người Nhật Furukawa Hisao - chuyên gia về sinh thái học của Đại học Kyoto, Nhật Bản. Ông Hisao đang ở Hà Nội làm việc với Hội Nạn nhân chất da cam/dioxin Việt Nam (VAVA). Gặp gỡ báo chí sáng 3.11, ông nói:
´ Trong một bài viết của mình, ông có so sánh việc sử dụng chất da cam ở VN cũng tương đương như việc Mỹ sử dụng bom nguyên tử ở Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tại sao vậy? - Vào thời điểm Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki và Hiroshima, 200 nghìn người Nhật Bản đã chết. Còn chất da cam gây ra cái chết từ từ, dai dẳng hơn đối với người VN. Mặc dù dạng thức khác nhau, nhưng hai việc này giống nhau ở chỗ, nó không chỉ gây tác hại đến môi trường, đến các nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp, mà còn đến cả hệ gene di truyền, tiêu diệt mầm mống của sự sống. ´ Ông nghĩ gì về vụ kiện da cam của các nạn nhân VN? - Tôi cho đó là một nỗ lực đáng ca ngợi, một việc rất cần phải làm. Một khi các cựu chiến binh Mỹ đã kiện các công ty hoá chất và được bồi thường, đặc biệt đã gây sự chú ý trên khắp nước Mỹ, thì đây là việc mà các nạn nhân da cam của VN rất cần phải làm. ´ Ông có thể nói rõ hơn về dự án phục hồi sinh thái mà ông đề xuất? - Tôi đã bàn với VAVA và các nhà khoa học VN về dự án phục hồi sinh thái ở những khu vực bị rải chất da cam bằng cách tìm ra một loại cây trồng phù hợp tại đây, hơn thế còn giúp nông dân ở những vùng bị ảnh hưởng làm kinh tế. Dự án còn thiết lập một mạng lưới hoà bình giữa người dân VN và Nhật Bản, để giúp người Nhật hiểu được tác hại của chất da cam/dioxin ở VN và đoàn kết giúp đỡ VN khắc phục hậu quả thực tế. Chúng tôi đang xem xét nghiên cứu và tìm nguồn tài trợ để dự án được bắt đầu từ năm 2006 tại 3 khu vực ở VN là A Lưới (Quảng Trị), Tây Ninh và Đồng bằng sông Cửu Long. Mỹ Hằng ghi
|
▪ Lãnh đạo ACMECS cam kết hợp tác chống cúm gia cầm (03/11/2005)
▪ Tuyên bố của lãnh đạo ACMECS về phòng chống cúm gia cầm (04/11/2005)
▪ Iran đồng ý cho LHQ khảo sát địa điểm nghi ngờ là căn cứ hạt nhân (03/11/2005)
▪ Việt Nam đăng cai ACMECS-3 (04/11/2005)
▪ Chưa thu hẹp khoảng cách Kuala Lumpur - Bangkok (04/11/2005)
▪ Mỹ duy trì thuế bán phá giá đối với tôm Thái Lan, Ấn Độ: Bão mạnh hơn sóng thần (04/11/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (04/11/2005)
▪ Thái Lan lập lực lượng đặc nhiệm trấn áp bạo loạn (29/10/2005)
▪ 1,8 tỉ USD lại quả và hối lộ (29/10/2005)
▪ Khí hậu nóng lên, gia tăng bệnh tật (30/10/2005)