Với hàng tỉ đô la đổ vào trong cuộc chiến chống HIV/AIDS ở châu Phi, nhà cố vấn về vấn đề AIDS của Tanzania, cô Gandencia Bazil vẫn còn một yêu cầu nhỏ bé và đơn giản khác.
"Chúng ta cần một chiếc xe đạp", ông Bazil nói. Hiện tại cô Bazil đang nắm vai trò chủ nhiệm của uỷ ban chống AIDS ở khu làng gần hồ
Cô Bazil lý giải: "Với chiếc xe đạp đó, chúng ta có thể mang các thông điệp về sức khoẻ đến với nhiều người dân hơn. Nhưng chúng ta thậm chí không thể đủ tiền để làm điều đó".
Chúng ta không được sự hỗ trợ chúng ta cần.
Điều dự đoán của Welamasonga được nhắc lại ở khắp châu Phi, nơi đây, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong công tác hỗ trợ từ nước ngoài và của các ngân sách chống AIDS quốc gia, thì những khoản tiền dành cho cuộc chiến với đại dịch vẫn thườn xuyên không tới được những người cần nó nhất.
Ở
Còn ở vùng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả vì đại dịch AIDS là Nam Phi thì các bộ y tế đều báo cáo về việc không thể chi tiêu nguồn ngân sách chống AIDS. Trong lúc ấy, bộ máy quan liêu thiếu hiệu quả của
Các quan chức cơ quan cứu trợ đều đồng ý rằng, vấn đề nổi lên trong chuyện chi dùng ngân sách phòng chống AIDS đã gây nên tình trạng hệ thống chăm sóc y tế nghèo nàn, nhiều ban bộ của chính phủ thiếu tổ chức và nhiều nhóm hoạt động cộng đồng mới ra đời không được chuẩn bị tốt để tiếp nhận những nguồn tiền đưa vào.
Diện mạo của thảm hoạ AIDS hiện nay ở châu Phi là 26 triệu người nhiễm HIV, hơn 2 triệu người chết vì AIDS năm 2005 và 12 triệu trẻ em mất bố, mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ vì đại dịch thế kỷ. Vậy mà diện mạo này vẫn đang tiếp tục làm suy giảm đi nguồn hỗ trợ sẵn sàng từ nhiều phía.
Tuy nhiên, cả chính phủ và các cơ quan của LHQ, những đơn vị đã dành nhiều năm quyên góp tiền chống AIDS thì nay đang phải nỗ lực tìm kiếm những chiến lược mới để chi tiêu hợp lý nguồn ngân quỹ đó.
Ông Peter Piot, giám đốc điều hành của UNAIDS trong một chuyến thanh tra tại
Vẫn thiếu hàng tỉ đồng
Qũy phòng chống AIDS toàn cầu đã tăng từ 250 triệu đô la Mỹ năm 1995 lên tới hơn 8 tỉ đô la năm 2005. UNAIDS cho biết để có thể kìm hãm đại dịch thế kỷ thì cho tới năm 2008, nguồn quỹ này sẽ phải tăng lên 22 tỉ đô la.
Khoản tiền này đã tạo một hiệu quả lớn ở châu Phi, và trong hai năm qua đã tăng dần số người được điều trị thuốc kháng virus, giúp kéo dài sự sống và thường xuyên cấp thuốc miễn phí.
Nhưng các quan chức cũng lưu ý, bất kể tiến bộ này thì chỉ có 10% số người châu Phi cần điều trị thuốc kháng virus được có thuốc dùng, trong khi những dịch vụ khác, kể cả dịch vụ trợ giúp trẻ mồ côi vì đại dịch AIDS vẫn còn rất hạn chế.
Với Tanzania chẳng hạn, năm 2004, nước này bắt đầu cấp miễn phí thuốc ARV và nếu như hồi đầu năm 2005 chỉ có 2,000 người được điều trị thuốc thì tới tháng 12 năm đó đã phát thuốc tới được 22,000 người.
Tuy nhiên, với khoảng 400,000 người Tanzania hiện đang cần điều trị thuốc ARV và khoảng 2 triệu người nhiễm virus HIV, nhiệm vụ cần được mở rộng với công tác phân phối thuốc trong khi vẫn phải thực hiện nhiều chương trình giải quyết các vấn đề như: hỗ trợ pháp luật với trẻ mồ côi vì AIDS và hỗ trợ thực phẩm cho những gia đình gặp nhiều khó khăn.
Sống hay chỉ là tồn tại
Hawa Bayona, một nữ luật sư 50 tuổi ở vùng Dar es Salaam chính là một ví dụ tiêu biểu của việc nâng cao những thách thức khi mà thảm hoạ AIDS ở châu Phi đã bước vào thập kỷ tồn tại thứ ba của nó.
Có tham gia chương trình điều trị thuốc ARV của chính phủ để duy trì cuộc sống nhưng bà Bayona cho biết, mọi khoản tiền tiết kiệm của bà đã phải chi tiêu hết cho những ngày trong viện. Chủ nhà trọ đã đóng cửa văn phòng luật của bà vì bà thường quá hạn trả tiền nhà, các khách hàng lần lượt ra đi hết vì họ không chắc rằng liệu bà có sống được lâu nữa không để theo đuổi vụ kiện của họ.
Ngồi trong bệnh xá vùng
"Tôi có được nhận thuốc điều trị, nhưng những thuốc đó không giải quyết được những vấn đề khác liên quan tới căn bệnh này. Tôi không biết lấy tiền ở đâu, lấy thức ăn chỗ nào. Tôi chỉ còn hy vọng Chúa sẽ cứu vớt mình mà thôi".
Cũng giống như rất nhiều người dân
Bà nói: "Họ tiêu rất nhiều tiền, nhưng chúng tôi không thấy mình được hưởng gì từ đó. Chương trình chỉ quan tâm tới thuốc ARV, hội thảo và thảo luận. Các quan chức thì nhận được ô tô, còn chúng tôi, chúng tôi không nhận được gì cả".
Những yêu cầu của nhà tài trợ
Ông Fatma Mwassa, chủ nhiệm bộ phận thông tin của TACAIDS cho biết, thật khó khi phải chi tiêu số tiền dành cho công tác phòng chống AIDS, bởi theo ông này, vấn đề là ở chỗ những yêu cầu của nhà tài trợ đã hạn chế các hình thức chi phí cũng như số lượng nhóm được quyền nhận tiền tài trợ chống AIDS.
"Chúng tôi không có đủ khả năng ở
Ông Piot cho rằng, sự thiếu liên kết giữa việc quỹ chống AIDS được phân bổ như thế nào và những nhu cầu cơ bản như xét nghiệm HIV miễn phí và xe đạp cho nhân viên y tế chính là vấn đề đáng quan tâm hơn cả.
Ông nói: "Thật khó để khiến một bộ máy hoạt động, các nhà tài trợ cho biết các anh đã không mua những thứ như xe đạp, họ cho đấy là sự sơ hở. Chúng tôi đã chứng kiến ở rất nhiều, rất nhiều nước. Nạn đình trệ này ở mọi nơi đều có".
Bà Bayona có hai người anh trai đều nhiễm HIV và đang phải chăm sóc thêm hàng tá người phụ thuộc nữa. Bà cho biết, bà rất lo lắng về việc với nhiều quốc gia châu Phi, nạn đình trệ như thế sẽ là tình trạng nguy hiểm chết người.
Bà nói; "Ở
Dương Kim Thoa theo http://www.cnn.com
▪ Những bài hát tuyên truyền chống HIV/AIDS trong lễ hội Carnival (02/03/2006)
▪ Thử nghiệm vắc xin HIV trên người (28/02/2006)
▪ Australia và Quỹ William J Clinton giúp Việt Nam phòng, chống HIV/AIDS (27/02/2006)
▪ Nam Phi: Tăng quỹ phòng chống HIV/AIDS (24/02/2006)
▪ Tranh cãi việc cấm người nhiễm HIV sinh con (20/02/2006)
▪ Khai trương dự án người nhiễm HIV tham gia phòng HIV/AIDS (22/02/2006)
▪ Thái Bình triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS. (18/02/2006)
▪ Thai phụ nhiễm HIV dùng bổ sung nhiều vitamin sẽ có lợi cho con (17/02/2006)
▪ Chúng ta đã học được gì và chúng ta sẽ đi về đâu? (15/02/2006)
▪ Uganda: Giai đoạn II thử nghiệm vắc xin HIV bắt đầu (13/02/2006)