![]() |
Trẻ có quyền được vui chơi và học hành. Ảnh: Anh Tuấn |
Hôm nay, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đồng loạt công bố bản Báo cáo tình hình trẻ em thế giới 2006 tại nhiều nước. Tổ chức này cho biết, trẻ em đang phải đương đầu với nhiều tình hình tồi tệ, và những nguy cơ trẻ bị gạt ra khỏi các mối quan tâm của xã hội ngày càng cao.
Hằng năm, có 55% trẻ sơ sinh tại các nước đang phát triển không được làm giấy khai sinh. Những đứa trẻ này bắt đầu cuộc đời của chúng mà không có chứng nhận tên tuổi và phải chịu nguy cơ bị loại ra khỏi những dịch vụ xã hội cơ bản. Thống kê tại những nước này cho thấy, có hơn 143 triệu trẻ em mồi côi, nghĩa là cứ 13 em lại có một trẻ mồ côi. Những đứa trẻ này phải chịu đựng cái chết của cha mẹ mình sẽ bị từ chối bảo vệ ngay từ vòng đầu. Và như vậy chúng đột nhiên phải mang vác những trách nhiệm nặng nề hay buộc phải tự bảo vệ mình, rất nhiều trong số đó đã phải bỏ học trở thành nạn nhân của tệ bóc lột.
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước dự đoán các nước đang phát triển không thể đạt được mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, cải thiện cuộc sống của trẻ em. Bởi thực tế hiện nay có đến 170 triệu trẻ em không được sống trong môi trường vệ sinh, 80 trẻ em ở độ tuổi tiểu học không được đến trường. 50 triệu trẻ em dưới 5 tuổi không được hưởng dinh dưỡng phù hợp như đã cam kết trong mục tiêu Thiên niên kỷ.
Ông Chistian Salaza, quyền trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đang cố gắng vươn lên trẻ thành một quốc gia có thu nhập trung bình và có những kết quả khả quan trong việc giáo dục trẻ em. tuy nhiên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn rất cao. vì vậy kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cần thúc đẩy hơn nữa những nỗ lực của quốc gia và của ban ngành trong việc giảm suy dinh dưỡng trẻ em, thậm chí có thể giảm vượt mức mục tiêu đề ra hiện nay là 20%.
Các vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng cần được quan tâm nhiều hơn nữa với những vấn đề đang nổi lên như bạo lực và bóc lột trẻ em. Vì vậy, việc xem xét và mở rộng, tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật và hệ thống bảo vệ trẻ em là điều cấp thiết. Điều này cần có sự phối hợp của các ban ngành và được đề cập đến một cách rõ ràng hơn trong bản theo tiếp theo của Chương trình phát triển kinh tế xã hội.
UNICEF kêu gọi chính phủ các nước tăng cường cố gắng thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ và Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt chú trọng đến những đứa trẻ bị bỏ rơi và xã hội quên lãng. Các quốc gia phải đổi mới luật pháp phù hợp với cam kết quốc tế giành cho trẻ em. Nhà nước khi phân bổ ngân sách phải xem xét nhiều hơn nữa đến nhu cầu của trẻ, quyền của trẻ. Các rào cản ngăn trở trẻ tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ và xã hội cơ bản phải được rõ bỏ và xây dựng gói dịch vụ tốt cho trẻ ở những vùng sâu.
Trịnh Vũ
▪ Metro Cash & Carry khai trương trung tâm thứ 6 (14/12/2005)
▪ Một quan chức LHQ đầy tâm huyết với Việt Nam (14/12/2005)
▪ Chung quanh vấn đề đào tạo nhân lực của ngành du lịch (14/12/2005)
▪ Rực rỡ sắc mầu, đa dạng dịch vụ (14/12/2005)
▪ Vì sao hoa quả nhập ngoại gây ngộ độc? (14/12/2005)
▪ Thăm trại nuôi gà sạch (14/12/2005)
▪ Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội (14/12/2005)
▪ TP Hồ Chí Minh ngày đầu mở cửa đăng ký xe (14/12/2005)
▪ Việt Nam - AAFV, một biểu tượng của tình đoàn kết quốc tế (14/12/2005)
▪ Nên có chế độ hợp lý cho cán bộ công trường 06 (14/12/2005)