(VietNamNet)
- Số người hiến máu là thanh niên ở Việt Nam khá cao, song tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở đối tượng học sinh, sinh viên đến cho máu cao hơn nhiều so với người cho máu tự nguyện. Hiện nay, cả nước mới đáp ứng được 25% nhu cầu máu nên nhiều trường hợp cấp cứu chấn thương, thảm họa ở các bệnh viện gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến tử vong.PGS - TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện huyết học và truyền máu, cho biết: ''Phần lớn những người cho máu chuyên nghiệp cùng một lúc cho 2-3 nơi, các điểm lấy máu lại chưa đủ phương tiện để sàng lọc khiến cho chất lượng máu rất thấp, có đến 70% người cho máu chuyên nghiệp có huyết sắc tố dưới 110g/l (dấu hiệu của thiếu máu)''.
Việt Nam phấn đấu đến năm 2005, 70% người dân tham gia hiến máu nhân đạo. Để kế hoạch trên đạt kết quả, theo ông Nguyễn Anh Trí, những người tham gia hiến máu phải tự nguyện và hiểu được ý nghĩa công việc họ đang làm.
Được biết, Phục vụ SEA Games 22 sắp tới, Viện Huyết học và truyền máu sẽ thành lập ngân hàng máu sống. Đối tượng là những người cho máu tự nguyện, khoẻ mạnh, máu có chất lượng (đủ huyết sắc tố, được sàng lọc đầy đủ các bệnh lý qua đường truyền máu)... Ngân hàng máu sống cần có trên 2.000 người tham gia nhằm cung cấp máu cho các trường hợp cấp cứu cần thiết. Hiện Viện đã chuẩn bị đủ 350 đơn vị máu thuộc nhiều nhóm khác nhau, để phục vụ SEA Games 22.
Lệ Hà
▪ Đường về của những người đàn bà bị bán qua biên giới (05/01/2003)
▪ Tuần Giáo "ma sống" và hiểm hoạ AIDS (27/02/2003)
▪ Tuần Giáo "ma sống" và hiểm hoạ AIDS (26/02/2003)
▪ David Menadue, 18 năm chung sống với HIV (08/12/2002)
▪ Bản di chúc của bé Vân Anh (07/12/2002)
▪ Hai đứa trẻ làng Châu Hiệp (06/12/2002)
▪ Điểm rửa xe của người nhiễm HIV (15/10/2002)
▪ Còn gì nữa sau cái chết ấy? (03/09/2002)
▪ Một gia đình tang thương vì HIV/AIDS (15/08/2002)
▪ Những cuộc đời bị "gán nợ" (14/03/2002)