Tình hình giá cả trong nước do Tổng cục thống kê công bố chiều 21/12 lại một lần nữa vượt xa dự đoán của các chuyên gia Bộ Thương mại và cao hơn 0,4% so với tháng trước. Với mức tăng này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm lên tới 8,4%.
![]() |
CPI của nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng mạnh trong tháng 12 do nhu cầu tăng. Ảnh: Anh Tuấn |
Dịch cúm gia cầm cộng với nhu cầu mua sắm cuối năm là nguyên nhân chính đẩy giá nhóm hàng lương thực - thực phẩm tăng mạnh trong tháng 12. Đây cũng là nhóm có CPI tăng mạnh nhất, 1,4%, trong đó lương thực tăng 1,2% còn thực phẩm tăng tới 1,7%.
Cuối năm, nhu cầu trang trí nhà cửa và mua sắm thiết bị dồ dùng gia đình, đồ dùng cá nhân tăng cũng đẩy giá của những mặt hàng này lên cao. Tháng 12, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng và nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình có chung tốc độ tăng giá là 0,6%.
Nếu như tháng trước, CPI của nhóm phương tiện đi lại và bưu điện tăng 0,2% thì trong tháng này lại hầu như không tăng, thậm chí còn giảm.
Thái Nguyên và Bình Định là hai địa phương có tốc độ tăng giá mạnh nhất trong tháng 12, với các con số lần lượt là 1,4% và 1,3%. Các địa phương khác như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà nẵng, Tiền Giang tình hình giá cả cũng căng thẳng, CPI đều trên 0,6%. Chỉ duy nhất Đồng Nai có CPI thấp nhất là 0,3%.
Do sự leo thang của giá vàng nên CPI của mặt hàng này trong tháng 12 vẫn tăng tới 7,5%. Riêng chỉ số giá đôla Mỹ vẫn duy trì ở mức 0,1%.
Hà Vy
▪ Giá vàng diễn biến thất thường (21/12/2005)
▪ Thặng dự cán cân thanh toán quốc tế cao kỷ lục (21/12/2005)
▪ VN đề nghị EC hủy vụ kiện giày mũ da (21/12/2005)
▪ Bán chậm, nhà đất xuống giá (21/12/2005)
▪ Doanh nghiệp dệt may VN tham gia hội chợ tại Đức (19/12/2005)
▪ Năm 2006: VN xuất khẩu khoảng 4,2 triệu tấn gạo (21/12/2005)
▪ Kon Tum: Liên doanh nước ngoài đầu tiên đi vào hoạt động (21/12/2005)
▪ Ngày đầu thay côngtơ điện tử: Chưa thể triển khai rộng (20/12/2005)
▪ Tin kinh tế ngày 21.12 (21/12/2005)
▪ Tăng phí vào sân bay Tân Sơn Nhất từ 3 đến hơn 20 lần (20/12/2005)