"Choảng nhau" bằng văn bản rồi ngồi với nhau để tìm biện pháp, VNPT và Viettel vẫn chưa có được lời giải cho vụ tranh chấp kết nối. Cục quản lý Chất lượng Bộ Bưu chính Viễn thông quyết định vào cuộc. Các mẫu đo kiểm được tiến hành tại tỉnh Ninh Bình bắt đầu vào lúc 8h30 sáng nay.
![]() |
Nhắn tin đang trở thành một xu hướng. Ảnh: A.T. |
Ngày làm việc đầu tiên, Cục quản lý Chất lượng Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ thực hiện khoảng 100 mẫu thử trong tổng số trên 1.000 mẫu. Các cuộc gọi sẽ được thực hiện liên tục 24 giờ trong ngày bằng 8-12 máy do 2 doanh nghiệp trang bị.
Những chỉ tiêu chất lượng đặt ra trong đợt kiểm tra lần này bao gồm các thông số liên quan đến tỷ lệ cuộc gọi thành công, rớt sóng, chất lượng thoại, độ chính xác ghi cước, tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai, độ chính xác cước và lập hóa đơn. Đặc biệt là tỷ lệ khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ, tiếp nhận khiếu nại, tỷ lệ khiếu nại và dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Tham gia đoàn có Cục Quản lý chất lượng và Tổ kết nối Bộ Bưu chính Viễn thông và đại diện của các doanh nghiệp. Ai đúng ai sai trong vụ kết nối sẽ được phán quyết dựa trên kết quả đo kiểm này.
Lãnh đạo Viettel cho rằng, việc kiểm tra chất lượng cuộc gọi theo cách công khai như thế này sẽ không phản ánh được hết thực tế. Hoàn toàn có thể có sự can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật vào chất lượng cuộc gọi. Theo Viettel, bản thân tổng đài của các nhà cung cấp đã ghi lại đầy đủ số liệu, tỷ lệ cuộc gọi thành công, tỷ lệ rớt... Bộ chỉ cần căn cứ vào đó là có thế so sánh và phán quyết được đúng sai.
Cũng theo Viettel, mấy ngày gần đây, hệ thống kỹ thuật của Viettel ghi nhận, chất lượng cuộc gọi tại Ninh Bình đã tương đối ổn định và được cải thiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tình trạng nghẽn mạch tương tự lại bắt đầu xuất hiện ở một số tỉnh khác đặc biệt là các khu vực của tỉnh Ninh Thuận. "Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật số liệu để báo cáo Bộ về tình trạng mạng lưới", một quan chức của Viettel nói.
Hồng Anh
Theo dòng sự kiện: |
▪ Doanh nghiệp dệt may VN tham gia hội chợ tại Đức (19/12/2005)
▪ Năm 2006: VN xuất khẩu khoảng 4,2 triệu tấn gạo (21/12/2005)
▪ Kon Tum: Liên doanh nước ngoài đầu tiên đi vào hoạt động (21/12/2005)
▪ Ngày đầu thay côngtơ điện tử: Chưa thể triển khai rộng (20/12/2005)
▪ Tin kinh tế ngày 21.12 (21/12/2005)
▪ Tăng phí vào sân bay Tân Sơn Nhất từ 3 đến hơn 20 lần (20/12/2005)
▪ Công bố chương trình du lịch về nguồn 2006 (21/12/2005)
▪ Chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với kinh doanh vũ trường (20/12/2005)
▪ Xăng R95 nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của khách hàng (21/12/2005)
▪ TPHCM: Phấn đấu GDP năm 2006 tăng 12% (21/12/2005)