Việc điều trị mụn trứng cá đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài chứ không phải chỉ cần hút mụn ra là khỏi. Sự sờ nắn, nặn hoặc hút mạnh sẽ làm cho hàng rào bảo vệ xung quanh mụn bị phá vỡ, tổn thương viêm lan rộng. Dụng cụ nặn hút không được sạch sẽ cũng làm cho mụn bị sưng tấy hơn, điều trị lâu, tốn kém và nhất là khi lành có thể để lại những vết đen xấu xí hoặc sẹo lõm trên mặt.
Nếu may mắn không bị di chứng thì việc hút mụn cũng chỉ có thể đào được cái “lô cốt” đó, và cái khác lại tiếp tục nổi dậy vì chưa giải quyết được gốc rễ vấn đề.
Có nhiều phương pháp điều trị mụn mà bác sĩ da liễu sẽ chỉ định tùy theo từng trường hợp. Có thể sử dụng thuốc thoa tại chỗ, dùng các dung dịch vệ sinh da mặt hằng ngày hay thuốc uống điều trị mụn, chiếu ánh sáng xanh hoặc dùng tia laser để tiêu diệt vi khuẩn P.Acnes và làm giảm tiết bã nhờn.
Những người có mụn trứng cá cũng cần lưu ý, giữ da mặt sạch không có nghĩa là rửa mặt quá nhiều lần hoặc thường xuyên lau chùi với các thuốc sát khuẩn. Tuyệt đối không sờ mó, tự nặn hoặc hút mụn. Cần uống đủ lượng nước trong ngày để giúp cho da không bị khô và bài tiết tốt. Chế độ ăn nên giảm chất béo, ngọt, và luôn nhớ rằng lo lắng, căng thẳng, thức khuya cũng sẽ làm cho mụn nổi thêm.
▪ Nghịch lý atisô (09/07/2005)
▪ 5 cách ăn giúp giảm cân hiệu quả (16/01/2009)
▪ Làm thế nào để xóa vết thâm do nặn mụn? (16/01/2009)
▪ Bí quyết trang điểm với mặt nhiều mụn (15/01/2009)
▪ Làm gì khi tóc mái bị hỏng? (15/01/2009)
▪ Những lưu ý với kem dưỡng vùng mắt (15/01/2009)
▪ Chỉnh sửa lại hình dáng mũi (15/01/2009)
▪ Chẳng còn lo da nhăn (14/01/2009)
▪ Những sai lầm cần tránh khi trang điểm (13/01/2009)
▪ Chống thâm quầng mắt (13/01/2009)