![]() |
Cỏ lau. |
Các loại cháo nấu từ lá lúa, cỏ tranh, lá tre, cỏ lau... rất tốt cho sức khỏe trong mùa hè. Nó giúp làm mát cơ thể và bổ sung dinh dưỡng, muối khoáng.
Vào những ngày hè oi bức, khả năng điều nhiệt trong cơ thể gặp nhiều trở ngại, nhất là lúc ngoài trời có nhiệt độ ngang bằng với thân nhiệt. Khi ấy, cơ thể phải luôn thải mồ hôi để giữ được độ ẩm cần thiết cho da, làm mát da và còn đào thải những cặn bã độc mà trong quá trình chuyển hóa sinh ra. Chính vì vậy mà cơ thể mất đi một số muối khoáng và cảm giác khát nước tăng lên, mệt mỏi, việc ăn uống không còn thấy thích thú…
Để luôn giữ được thân nhiệt ở mức bình thường và kịp thời bổ sung những chất dinh dưỡng, muối khoáng, xin giới thiệu vài loại cháo phù hợp dùng trong mùa hè, có tính chất thanh nhiệt giải độc, bồi bổ sức khỏe.
Cháo lá lúa
Nguyên liệu thuốc: Lá lúa tươi 300 g, hạt ý dĩ 100 g.
Nguyên liệu phối hợp: Gạo nếp 200 g, đường trắng 250 g.
Cách làm: Ý dĩ ngâm nước làm sạch; lá lúa rửa sạch cho vào túi vải xô, gạo nếp vo sạch. Đổ ý dĩ, gạo nếp cùng túi lá lúa vào nồi đổ chừng 2,5 lít nước đến 3 lít nước nấu nhừ gạo nếp, ý dĩ và nấu đến khi lá lúa tỏa mùi thơm, chất nước có màu xanh thì có thể vớt túi lá lúa ra. Khi ăn cháo, có thể cho luôn đường vào cháo hoặc để ngoài.
Thành phẩm đạt yêu cầu: Có màu xanh đẹp, thơm, ngọt, ăn ngon. Đây là món cháo có tác dụng: Hòa vị thanh phế, thanh nhiệt chỉ khát chữa phù thũng, ung thư.
Cháo lá cỏ tranh
Có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận khát, tiêu máu, giải độc nhiệt, phòng chống ung thư.
Nguyên liệu thuốc: Lá cỏ tranh tươi 200 g, hoa kim ngân 20 g, táo đỏ 200 g.
Nguyên liệu phối hợp: Gạo nếp 300 g, đường trắng 250 g.
Cách làm: Rửa sạch lá cỏ tranh, hoa kim ngân gói vào túi vải xô, bỏ vào nồi cháo gạo nếp, có cả táo đỏ. Nấu đến khi cháo có màu xanh. Có thể vớt ra hoặc để túi đựng cỏ tranh và hoa kim ngân trong cháo, cho đường vào. Lưu ý lượng nước cho vào nấu cháo chừng 2,5-3 lít nước là đủ.
Thành phẩm đạt yêu cầu: Cháo có màu xanh, mùi thơm, ăn ngọt miệng. Cháo có thể dùng cho mọi đối tượng, không phải kiêng cữ gì.
Cháo lá tre
Tác dụng dưỡng vị ích khí, tiêu khát, chữa nóng trong, lợi đại tiểu tiện.
Nguyên liệu thuốc: Lá tre tươi 100 g, lá chuối tươi 100 g.
Nguyên liệu phối hợp: Kê bỏ vỏ 200 g, bột ngô 100 g, đường trắng 250 g.
Cách làm: Rửa sạch lá tre tươi và lá chuối tươi cho vào túi vải xô, bỏ vào cháo kê và bột ngô nấu nhừ, cho đường vào, đổ nước như lượng trên 2.500 ml.
Thành phẩm đạt yêu cầu: Sánh, thơm, ngọt, ăn ngon miệng.
Cháo xa tiền thảo
Tác dụng nhuận khát dưỡng vị, hành khí, dễ tiêu hóa, sinh tân dịch, sảng khoái, trừ nhiệt, lợi tiểu tiện.
Nguyên liệu thuốc: Xa tiền thảo tươi 150 g.
Nguyên liệu phối hợp: Gạo mùa tẻ 200 g, bột đại mạch 100 g, đường trắng 250 g.
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu. Cho gạo vào nấu trước, đến khi nhừ mới cho xa tiền thảo vào (cỏ đựng trong túi vải xô). Khi vớt xa tiền thảo ra mới hòa bột đại mạch vào nước nguội bỏ vào cháo, quấy đều đun nhỏ lửa 10 phút và cho tiếp đường trắng hòa tan là được.
Thành phẩm đạt yêu cầu: Cháo sánh, thơm, ngọt mát, ngon miệng.
Cháo cỏ lau
Tác dụng hòa trung thanh phế, đỡ khô khát, giáng hỏa, chống nôn ói.
Nguyên liệu thuốc: Lá cỏ lau tươi 300 g, rễ lau tươi 100 g.
Nguyên liệu phối hợp: Gạo nếp 300 g, đường trắng 280 g. Cách làm: như cháo lá lúa nói ở trên.
Thành phẩm: Có màu xanh, thơm, ngọt, ngon miệng.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)