![]() |
Mỗi người ở mỗi độ tuổi khác nhau thì có sức chịu lạnh khác nhau. Hầu hết những người trẻ tuổi huyết khí dồi dào, khả năng đế kháng và thích ứng với môi trường lạnh lẽo ở bên ngoài khá mạnh, có thể “nhẫn nhịn” được lạnh. Nhưng những người già thận suy yếu, chịu không nổi sự kích thích và tác động của khí lạnh. Một số người mắc bệnh mãn tính như tim huyết quản hay hen suyễn thì lại càng “nhạy cảm” hơn với khí lạnh. Nếu không chú ý đề phòng thì bệnh sẽ dễ tái phát, gây ra nguy hiểm cho tính mạng. 1. Vùng bụng Mặc quần áo hở rún có thể đẹp nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, không nên mặc như thế vào mùa đông. Bụng trên nếu bị lạnh sẽ gây ra tình trạng dạ dày không “thích ứng”, thậm chí gây ra đau đớn vì thế những người có bệnh dạ dày lại càng phải chú ý. Bụng dưới bị lạnh thì có hại rất lớn đối với chị em phụ nữ, dễ gây ra đau bụng kinh và kinh nguyệt không đều. Thế nên nếu là ngày “đèn đỏ” càng phải chú trọng giữ gìn. 2. Vùng chân Chân là một nơi xa tim nhất trong cơ thể, hành trình máu lưu thông cũng dài nhất nhưng chân cũng là nơi hội tụ toàn bộ kinh mạch của cơ thể, vì thế người ta thường nói: “Chân lạnh, toàn thân đều lạnh”. Nếu toàn thân bị lạnh thì sức đề kháng của cơ thể sẽ bị giảm thấp, các tà bệnh sẽ nhân lúc cơ thể yếu để hùng dũng “tiến vào”. 3. Vùng cổ Nếu vùng này bị lạnh ở phía dưới, sẽ gây ra cảm lạnh và các chứng bệnh về phổi. Ở phía trên cổ thì sẽ dẫn đến huyết quản vùng cổ co lại, không có lợi cho việc cung cấp máu cho não. 4. Vùng vai Các khớp của vai rất yếu dễ bị lạnh và đau nhức. Vì vậy cần phải chú ý quan tâm đặc biệt. Dương Hằng Theo 365jk
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)