"Tôi thường xuyên bị táo bón mặc dù đã ăn nhiều rau, hoa quả mà bệnh vẫn không khỏi. Xin bác sĩ cho biết lý do tại sao và cách điều trị?".
Trả lời:
Ai cũng có thể bị táo bón. Tuy nhiên, bạn chớ xem thường vì táo bón kéo dài có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Táo bón là sự chậm vận chuyển phân, thành phần nước trong phân và số lượng phân ít. Đại tiện khó khăn. 3 đến 4 ngày, có khi hàng tuần mới đại tiện một lần. Tình trạng này kéo dài gọi là táo bón mãn tính.
Nguyên nhân:
Do dinh dưỡng: Những người bị táo bón thường có chế độ ăn không hợp lý, nhất là ăn ít chất xơ, vì chất xơ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tiêu hóa và co bóp của dạ dày. Những người có chế độ ăn kiêng khắt khe cũng dễ bị táo bón.
Uống ít nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển chất trong cơ thể và giúp thức ăn dễ tiêu hóa. Lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể rất dễ gây táo bón.
Do tâm lý: Thói quen nhịn đi cầu, đặc biệt là vừa đi vừa đọc sách báo làm kéo dài thời gian đại tiện cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón.
Một số nguyên nhân khác: Bệnh lý ở đại tràng, các bệnh nội tiết như suy giáp trạng, cường giáp trạng, sử dụng thuốc làm giảm chức năng vận chuyển đại tràng(giảm đau, điều trị tăng huyết áp). Nghề nghiệp phải ngồi lâu, ít vận động cũng là một nguyên nhân của táo bón.
Táo bón kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến nhức đầu, mất ngủ, ăn không ngon, đầy bụng, trướng hơi. Biến chứng nguy hiểm hơn là nó có thể gây bệnh trĩ hoặc sa hậu môn…
Phòng bệnh bằng cách tập luyện thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng; Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, uống đủ lượng nước trong ngày. Xoa bóp bụng hằng ngày để quá trình co bóp đại tràng đẩy phân di chuyển trong ruột được dễ dàng. Có thể sử dụng thuốc điều hòa hoặc tăng cường co bóp đại tràng nhưng phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
BS Ngọc Anh, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)