Hạt cây trắc bá (trắc bách diệp) được Đông y dùng làm thuốc với tên gọi bá tử nhân. Nó có tác dụng an thần tốt, được dùng chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay kinh sợ.
Bá tử nhân có vị ngọt, tính bình, là thuốc bổ tâm, định thần, nhuận táo, được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Thuốc an thần: Bá tử nhân, táo nhân mỗi vị 12 g. Sắc uống trong ngày.
Chữa suy nhược thần kinh: Bá tử nhân, quy bản, táo nhân mỗi vị 8 g; ba kích, thục địa, kim anh, khiếm thực, hạt sen, đẳng sâm, bạch truật mỗi vị 12 g; nhục quế 4 g. Sắc uống ngày một thang.
Hoặc: Bá tử nhân, long nhãn, táo nhân mỗi vị 8 g; bạch truật, hoài sơn, đẳng sâm, ý dĩ, hạt sen, kỷ tử, đỗ đen sao mỗi vị 12 g. Sắc uống.
Chữa khó ngủ, hồi hộp, nôn nao, hay kinh sợ: Bá tử nhân, táo đen (sao đen), thảo quyết minh (sao), mạch môn, long nhãn, hạt sen mỗi vị 10 g. Sắc uống.
Chữa mất ngủ, ra mồ hôi trộm ở bệnh nhân lao xương: Bá tử nhân, tri mẫu, hoàng bá mỗi vị 12 g; mẫu lệ 20 g; thục địa, quy bản, long cốt mỗi vị 16 g; ngũ vị tử, toan táo nhân mỗi vị 6 g. Sắc uống.
Chữa vữa xơ động mạch với chứng chóng mặt, ù tai: Bá tử nhân, mạch môn, mẫu đơn bì, mạch thược, a giao mỗi vị 9 g; sinh địa 12 g; ngưu tất 6 g; cam thảo 4 g; nhân sâm 3 g. Sắc uống.
Chữa bế kinh: Bá tử nhân, ngưu tất mỗi vị 20 g; trạch lan, tục đoạn mỗi vị 40 g; thục địa 15 g. Tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn làm thành viên. Ngày uống 20-30 g.
Chữa kinh giật: Bá tử nhân, táo nhân, bán hạ chế, trần bì mỗi vị 8g; đảng sâm 16g; thục địa, kỷ tử, bạch truật, long nhãn, hà thủ ô mỗi vị 12 g. Sắc uống.
Ngoài ra, nhân dân ở một số nơi có kinh nghiệm dùng bá tử nhân sống chữa kiết kỵ với liều 6-10 g cho người lớn và 3-5 g cho trẻ em, giã nát, thêm nước, gạn uống, kết quả rất tốt.
DS. Đỗ Huy Bích, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)