Ảnh minh họa.
Chọn thực đơn phù hợp
Dịch tiêu hóa có ảnh hưởng mạnh đến quá trình biến đổi thuốc trong cơ thể. Khi đói, độ acid của dịch dạ dày thấp, cần uống những loại thuốc như glicozid chữa tim, cũng như những loại thuốc không kích thích niêm mạc dạ dày. Các thuốc uống khi đói thì được hấp thu nhanh hơn.Trong thời gian ăn, độ acid của dịch dạ dày rất cao, do đó ảnh hưởng đáng kể đến độ ổn định của thuốc và sự hấp thu chúng vào máu. Trong môi trường acid, tác dụng của erithromicin, lincomixin, hydrochlorid và các thuốc kháng sinh khác bị giảm một phần.
Khi chữa bệnh bằng aspirin, thức ăn cần có ít đạm, mỡ và các chất đường bột, nếu không sự hấp thu thuốc giảm đi hai lần. Còn các món cá có thể kích thích hiện tượng chảy máu. Hiệu quả trị liệu của các thuốc sulphanilamid bị suy giảm đáng kể hay mất hoàn toàn khi trong thực phẩm có acid folic (gan, thận, xà lách và bí đỏ).
Việc chữa trị kéo dài bệnh thấp khớp bằng các thuốc salixilat và các thuốc không chứa steroid gây kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, thậm chí cả hiện tượng xuất huyết. Những người bệnh như vậy cần có chế độ ăn kiêng nhẹ nhàng, loại bỏ thức ăn có chất xơ thô như rau và hoa quả sống, nấm, cũng như các thực phẩm nướng, rán, nước nấu thịt và cá.
Nước thường tốt hơn là nước ép trái cây
Không được dùng sữa để uống các thuốc có vỏ bọc chịu được acid (pankreatin, bixacodil), vì lớp vỏ bị hòa tan làm cho thuốc bị phân hủy khi chưa đến được vị trí cần thiết để hấp thu.Đặc biệt nguy hiểm là nước ép bưởi, nó có khả năng làm tăng hay thay đổi tác dụng của rất nhiều loại thuốc.
Đối với hầu hết các loại thuốc nên uống với nửa ly nước đun sôi để nguội và tốt hơn hết nên uống khi đứng.
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)