"Tôi bị bệnh hen đã lâu, hiện có thai 2 tháng. Xin bác sĩ cho biết tôi có nên giữ thai không? Nếu giữ thì tiên lượng cho mẹ và thai như thế nào?".
Trả lời:
Hen là bệnh có tiềm năng thường xảy ra nhất khi có thai. Trong thực tế có khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen. Tuy nhiên, nếu bệnh được kiểm soát tốt thì không phải là nguy cơ nặng cho mẹ hoặc thai. Những trường hợp hen không được điều trị hiếm khi gây tử vong nhưng cũng có thể làm người mẹ có những biến chứng nghiêm trọng như cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén và sinh non.
Với thai, những biến chứng có thể gặp khi hen không được điều trị tốt là chết khi sinh ra, chậm phát triển trong tử cung, sinh non; con nhẹ cân và chỉ số Apgar thấp khi sinh (các dấu hiệu khóc, hô hấp, nhịp tim, xanh tím, trương lực cơ ở mức lo ngại).
Có thể kiểm soát được hen bằng các biện pháp y học một cách chu đáo hoặc tránh những tác nhân gây ra cơn hen đã biết, do đó hen không phải là lý do để tránh có thai. Hầu hết các biện pháp được sử dụng để kiểm soát hen không có hại cho sự phát triển của thai và tỏ ra không liên quan đến chuyện sảy thai hay gây dị tật cho thai. Mặc dù chưa thể khẳng định chắc chắn về kết quả của thai nghén nhưng hầu hết những phụ nữ bị hen và dị ứng có diễn biến tốt khi được thầy thuốc chăm sóc.
Khi phụ nữ bị bệnh hen có thai thì 1/3 thấy bệnh cải thiện hơn, 1/3 cảm thấy nặng hơn và số còn lại không thay đổi. Mặc dù các nghiên cứu, khảo sát đưa ra những nhận định rất khác nhau về ảnh hưởng của hen đến thai nghén nhưng có những kết luận chung như sau: Phụ nữ bị hen nặng dễ trở nặng hơn, nếu bị hen nhẹ thì dễ cải thiện hơn; diễn biến của bệnh hen khi có thai giống nhau trong các kỳ thai nghén sau, rất có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn.
BS Đào Xuân Dũng, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)