Thế giới lại có thêm 3 trận địa mới trong cuộc chiến chống đại dịch cúm gà, trong đó có hai quốc gia thuộc khối liên minh châu Âu (EU). Dự báo cộng đồng này sẽ còn phải đối phó lâu dài với dịch bệnh, khi đến mùa trở về của chim di cư sau kỳ tránh rét ở châu Phi.
Virus H5N1 xuất hiện ở Áo và Đức chỉ sau Italy và Hy Lạp có 3 ngày. Xác thiên nga hoang vẫn là những ổ virus chính. Sau khi kiểm tra sơ bộ, hai nước này chờ kết luận cuối cùng về chủng virus từ một phòng thí nghiệm ở Anh.
![]() |
Chim di cư là thủ phạm chính phát tán virus cúm gà trên toàn thế giới. (AFP) |
Trước tình hình trên, Đức cho biết sẽ công bố lệnh cấm thả gia cầm tự do vào ngày 17/2 tới, còn Italy vừa huy động lực lượng cảnh sát để lùa nhốt hơn 80.000 con gà và phong tỏa 7.000 quả trứng từ các trại chăn nuôi ở miền nam - nơi xuất hiện ổ dịch đầu tiên.
Tại Trung Đông, cúm gà đã tới Iran đúng như cảnh báo của giới chuyên gia, vì quốc gia này là một điểm trú đông chính của chim di cư. Người ta tìm thấy 135 con thiên nga bị chết vì cúm gà ở vùng đất ẩm gần biển Caspi. Các nước láng giềng Iraq, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có dịch trước đó và đang loay hoay đối phó.
Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), virus H5N1 có thể sẽ bao trùm toàn bộ châu Âu khi từng đàn chim di cư trở về phương bắc vào mùa xuân này sau kỳ tránh rét ở châu Phi. Trong khi đó, nhiều chuyên gia quốc tế đã quy tụ về Nigeria - quốc gia châu Phi đầu tiên nhiễm H5N1 - để tư vấn các biện pháp ngăn dịch hiệu quả, đặc biệt nhấn mạnh việc đóng cửa chợ và di chuyển gia cầm.
Sự xuất hiện bệnh cúm gà ở châu Âu và châu Phi khiến cho hoạt động buôn bán gia cầm sụt giảm đột ngột. Cho tới nay, virus H5N1 đã làm ít nhất 91 người thiệt mạng, chủ yếu ở châu Á và Trung Đông. Tổ chức Y tế Thế giới không ngừng báo động về nguy cơ đột biến của virus này thành chủng dễ lây từ người sang người và thổi bùng một đại dịch cúm khốc liệt.
Mỹ Linh (theo Reuters)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)