![]() |
Một bé gái 9 tháng tuổi bị nhiễm rotavirus đang được điều trị tại Guatemala. Ảnh: AFP |
Thế giới vừa có thêm hai loại văcxin mới có khả năng chống lại hiệu quả rotavirus - siêu vi trùng làm nửa triệu trẻ sơ sinh tử vong mỗi năm ở các nước nghèo vì các chứng bệnh nôn và tiêu chảy.
"Đây là tin vui cho trẻ em ở khắp mọi nơi", giáo sư David Matson, Trường y Eastern Virginia (Mỹ) nhận định. Thế giới mỗi năm có khoảng 2 triệu trẻ em bị rotavirus gây ảnh hưởng.
Hai văcxin mới có tên là Rotateq (của hãng dược Merck, Mỹ) và Rotarix (của hãng GlaxoSmithKline, Anh). Cả hai đều được dùng qua miệng và cùng thời điểm tiêm chủng các bệnh uốn ván - ho gà - bạch hầu.
Rotateq đã được thử nghiệm trên khoảng 68.000 trẻ 6-12 tuần tuổi ở Mỹ, châu Âu và Đài Loan. Với 3 liều văcxin này, trẻ sẽ được an toàn với các thể phổ biến của rotavirus.
Trong khi đó, Rotarix lại nhắm tới một dạng rotavirus phổ biến nhất và được dùng qua 2 liều. Nó cũng đã qua kiểm nghiệm trên 63.000 trẻ dưới 6 tuần tuổi ở 11 quốc gia, phần lớn là ở châu Mỹ La tinh.
Kết quả cho thấy tính hiệu quả của Rotateq là 98% và Rotarix là 85%. Giải thích về sự chênh lệch này, tạp chí New England cho rằng nguyên nhân là do những khác biệt về mức độ nghiêm trọng của bệnh và nhóm đối tượng nghiên cứu (Rotateq được thử ở những nước có điều kiện sống cao hơn, còn Rotarix được đánh giá ở nhóm quốc gia nghèo hơn). Tuy nhiên, "điều quan trọng hơn là cả hai đều cho thấy sự an toàn", New England nhận định.
Việc phát triển văcxin chống rotavirus được ưu tiên khắp thế giới kể từ khi virus này được phát hiện vào những năm 1970. Khi đó, nó được xem là nỗi kinh hoàng của trẻ nhỏ. Thế giới từng có một loại văcxin chống rotavirus tên là Rotashield, song đã bị thu hồi sau một năm tung ra thị trường do có liên quan tới bệnh lồng ruột. Nghiên cứu cho thấy trẻ dưới 3 tháng tuổi dùng Rotashield ít có nguy cơ bị lồng ruột hơn so với trẻ ngoài 3 tháng.
Mỹ Linh (theo AFP)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)