Nhiều người cho rằng thực phẩm đóng hộp mặn vì nhà sản xuất đưa vào đó một lượng muối đáng kể nhằm kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm đóng hộp. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Tùy theo nghiên cứu khẩu vị của từng địa phương nơi phân phối mặt hàng thực phẩm đóng hộp mà nhà sản xuất sử dụng loại gia vị thích hợp.
Chẳng hạn, đồ hộp xuất vào Nam thì thường có vị ngọt hơn, vào miền Trung thì vị cay nhiều hơn… Do đó, khi lựa chọn sản phẩm đồ hộp phải lưu ý đặc điểm này để có sự lựa chọn phù hợp.
Cũng cần lưu ý, cân nhắc loại đồ hộp nên dùng cho đối tượng nào, dùng với lượng bao nhiêu thì đủ. Ví dụ người mắc các bệnh cao huyết áp, cholesterolcao, máu nhiễm mỡ, béo phì, đái tháo đường… nên hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp vì lượng chất béo trong đó cao. Một người bình thường nên ăn không quá hai đến ba bữa với thực phẩm đóng hộptrong một tuần. Với trẻ em không nên lạm dụng đồ hộp, nếu có cho trẻ ăn đồ hộp nên lựa chọn loại đã qua thanh trùng, chế biến nhiệt chứ không nên chọn loại sử dụng hoá chất bảo quản.
Khi chọn mua đồ hộpcần lưu ý những điểm sau: Chọn loại đồ hộp hạn sử dụng còn dài để tránh hàm lượng sắt, thiếc từ vỏ đồ hộp có thể ngấm vào thực phẩm trong thời gian dài. Tiêu chuẩn cho phép của hàm lượng chất hoá học trong thực phẩm đóng hộp không được quá 200mg/1kg sản phẩm. Đồ hộp đã bị phồng 2 đầu nắp, méo mó thì không nên sử dụng.
Có 3 nguyên nhân gây ra phồng nắp, méo mó ở đồ hộp là phồng lý học do nhiệt độ tăng, phồng hoá học và phồng vi sinh vật, vi sinh vật chưa bị tiêu diệt hết, phát triển bên trong gây ra khí, nếu ăn thực phẩm đóng hộp đó có thể dẫn đến ngộ độc. Do không biết rõ là đồ hộp bị phồng vì nguyên nhân gì nên tốt nhất là không nên ăn. Nếu bên ngoài đồ hộp vẫn bình thường nhưng bên trong, khi mở nắp hộp thấy nắp hộp đã bị bong tróc thì cũng không nên dùng.
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)