![]() |
Đi taxi ngày càng phổ biến ở các đô thị. (thomashawk) |
Không thể phủ nhận sự tiện lợi của taxi, song việc lạm dụng phương tiện công cộng "quý tộc" này có thể phải trả giá bằng lá phổi. Các nhà khoa học vừa phát hiện đi taxi bị "hít" nhiều chất gây ô nhiễm nhất.
Trường Imperial London (Anh) đã đo mức độ tiếp xúc với phân tử gây ô nhiễm ultrafine - các hạt chất có đường kính nhỏ hơn 100 nanomet, đặc biệt nguy hiểm vì có thể thâm nhập sâu vào ngóc ngách của hệ hô hấp, gây tổn thương mô.
Kết quả cho thấy, khi đi taxi, con người hít hơn 100.000 phần tử ultrafine trong một centimet khối (pt/cm3), trong khi với người đi bộ thì không quá 50.000 pt/cm3.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Surbjit Kaur, nguyên nhân có thể do "taxi di chuyển trên đường nhiều hơn nên tích tụ nhiều hạt ultrafine hơn. Ngoài ra, phương tiện này thường bị kẹt giao thông, đồng nghĩa với việc người sử dụng có nguy cơ thở trực tiếp trong một luồng chất ô nhiễm".
Trước đó, một nghiên cứu của tiến sĩ Richard Russell thuộc Quỹ Phổi Anh cho thấy lượng carbon monoxide và nitric oxide ở những người đi taxi tới phòng khám của ông cao hơn so với người đi bộ. Nghiên cứu được xem là lời cảnh báo sức khỏe cho tài xế taxi.
Mỹ Linh (theo BBC)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)