![]() |
Tamiflu chỉ có tác dụng khi dùng sớm. |
Các tổn thương đơn hoặc đa phủ tạng do bệnh cúm sau khi khỏi bệnh chắc chắn sẽ làm suy yếu cơ thể nói chung. Đường thở và phổi bị tổn thương cũng cần một thời gian lâu dài để hồi phục.
Cách đây nửa tháng, gia đình tôi có thịt và ăn gà rù, sau đó nhiều con trong đàn đã chết. Vậy chúng tôi phải theo dõi bao lâu để biết chắc mình không bị nhiễm virus cúm A?
Trường hợp của bạn đã có tiếp xúc chặt chẽ với gà nhiễm dịch. Tuy nhiên, không phải người nào có tiếp xúc với nguồn nhiễm đều sẽ bị bệnh, bởi điều này còn tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của từng cá thể, và cả các yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu có tiếp xúc với nguồn nghi nhiễm cúm gà, nên theo dõi chặt chẽ trong 7 ngày. Trong thời gian này, nếu có sốt hoặc/và các biểu hiện viêm đường hô hấp cấp, nên đến ngay y tế cơ sở hoặc bệnh viện để sớm được chẩn đoán và điều trị.
Những vùng nào được coi là có nguy cơ cao với bệnh cúm A H5N1?
Những vùng có nguy cơ cao là: Đang có tình trạng dịch cúm gia cầm do cấp có thẩm quyền địa phương xác định; vùng lân cận nơi có ổ dịch cúm gia cầm với bán kính 3 km; vùng có sự giao lưu buôn bán gia cầm và sản phẩm của nó với mức độ lớn mà không thực hiện triệt để biện pháp phòng chống dịch.
Những người nào được coi là đối tượng nguy cơ cao với bệnh cúm H5N1?
Đó là những người trực tiếp chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán, giết mổ, chế biến thịt, trứng gia cầm ốm; nhân viên thú y có nhiệm vụ giám sát và phòng chống dịch cúm gia cầm tại ổ dịch; người trực tiếp thu gom, tiêu hủy hay xử lý đàn gia cầm đang có trong vùng dịch hoặc xử lý nguồn chất thải của chúng; cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân cúm A và đang làm nhiemẹ vụ phòng chống dịch trong ổ dịch. Ngoài ra, trẻ em, người già, người đang mắc các bệnh mạn tính đường hô hấp, có tình trạng thiểu năng miễn dịch hiện sống trong ổ dịch cúm gia cầm... cũng có nguy cơ cao.
Đã có thuốc đặc trị cúm A chưa?
Phác đồ điều trị của Bộ Y tế cho phép dùng 3 loại thuốc kháng virus là Oseltamivir (Tamiflu), Amantadine và Ribavirin. Hai loại thuốc đầu tiên có tác dụng ức chế sự xâm nhập của virus vào tế bào đường hô hấp, vì thế cần được dùng sớm trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát bệnh. Loại thuốc thứ 3 có tác dụng hạn chế sự tổng hợp hạt virus trong tế bào.
Các thuốc này chỉ góp phần hạn chế mức độ nặng của bệnh chứ không phải là thuốc đặc trị. Do đó, cần phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị tổng hợp tại các cơ sở chuyên khoa.
Bệnh cúm A có để lại di chứng gì không? Phụ nữ mang thai nếu nhiễm cúm này thì thai nhi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Các tổn thương đơn hoặc đa phủ tạng do bệnh cúm sau khi khỏi bệnh chắc chắn sẽ làm suy yếu cơ thể nói chung. Đường thở và phổi bị tổn thương cũng cần một thời gian lâu dài để hồi phục.
Tất nhiên, phụ nữ mang thai bị nhiễm virus cúm A nói chung và H5N1 nói riêng thì sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn người bình thường vì 2 cơ thể sống đều phải chống chọi lại bệnh. Cơ thể mang thai thường có phần sút giảm khả năng miễn dịch. Virus cúm lại được chứng minh có thể gây đột biến gene dẫn đến dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Riêng với bệnh cúm H5N1, chưa có các nghiên cứu về ảnh hưởng của virus căn nguyên tới thai nhi nhưng nếu thai phụ mắc bệnh này thì chắc chắn bệnh cảnh sẽ rất nặng nề.
Xông hơi thảo dược có chữa được bệnh cúm?
Xông hơi nóng tinh dầu hoặc các chiết xuất của thảo dược có tinh dầu được chứng minh là giúp dự phòng hoặc làm giảm triệu chứng của một số bệnh do virus hô hấp ở giai đoạn rất sớm, khi mới nhiễm. Nó kích thích gia tăng tuần hoàn vùng mũi họng, qua đó làm nhẹ được một số triệu chứng của bệnh cúm, nhưng không thể chữa được bệnh.
Việc xông hơi này chỉ nên sử dụng sớm đối với những trường hợp có bệnh cảnh nhẹ, thể trạng tốt. Người khỏe mạnh đang sống trong ổ dịch có thể xông hơi tinh dầu thảo mộc hay nhỏ mũi nước tỏi 3-5% hằng ngày với tác dụng dự phòng cúm.
Theo Bộ Y Tế
(còn tiếp)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)