Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tìm thấy nguyên nhân gây ra sự chênh lệch về tửu lượng ở mỗi người. Vấn đề nằm ở lượng máu tới não khi "rượu vào".
Ở người tửu lượng kém, dòng máu chảy tới phần não chuyên kiểm soát chức năng thị giác tăng mạnh sau khi uống, gây hoa mắt chóng mặt. Trong khi đó, phần não tương tự ở người uống tốt lại không thay đổi nhiều, vì thế họ hoàn toàn tỉnh táo.
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Osaka và Tập đoàn Hitachi, một yếu tố khác gây ra sự khác biệt về tửu lượng là khả năng sử dụng enzyme có tên là ALDH2. Thông thường khi vào cơ thể, cồn sẽ chuyển thành chất acetaldehyde gây say xỉn. Tuy nhiên, các "ma men" sử dụng ALDH2 rất tích cực và hiệu quả, mau chóng chuyển acetaldehyde thành axit vô hại. Trong khi ở người uống rượu kém, ALDH2 được kích hoạt rất chậm, nên chỉ nhấp nháp tí cồn là say mềm.
Mỹ Linh (theo AFP)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)