"Khi phát hiện mắc bệnh ung thư, tôi đã bị sốc mạnh. Đối mặt với tin sét đánh này, tôi vô cùng hoang mang, thất vọng và chán chường... Vậy xin hỏi bác sĩ, những bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc ung thư như tôi nên làm gì?".
Trả lời:
Ngày nay, người mắc bệnh ung thư sống lâu hơn trước rất nhiều và nếu được phát hiện sớm, ung thư chưa lan tới các hạch và di căn tới cơ quan khác thì vẫn có khả năng để phục hồi hoàn toàn. 40% ca ung thư là do các thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá, uống rượu và chế độ ăn, nghĩa là có thể tránh được. Với những người không thể chữa khỏi triệt để thì đã có những tiến bộ lớn trong y học để khống chế triệu chứng và biến chứng, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đối với những người mới mắc bệnh, phải tìm hiểu một cách chi tiết về chẩn đoán, tìm hiểu xem tên bệnh là gì; kích thước và vị trí khối u, nơi xuất hiện khối u và đã di căn hay chưa; bệnh đang lan chậm hay nhanh? Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong hoàn cảnh này, người bệnh nhớ được chỉ khoảng dưới 5% lượng thông tin trao đổi với bác sĩ. Vì vậy, bạn cần một ai đó để giúp bạn hiểu vấn đề một cách sáng sủa hơn.
Nên đến khám và chẩn đoán lại ở một trung tâm chẩn đoán lớn, có uy tín. Điều quan trọng đối với những người mắc bệnh ung thư là phải nhận thấy thứ quý giá nhất mà họ có bây giờ là thời gian.
Điều nên mong đợi ở bác sĩ: Trước hết, bạn muốn có người để lắng nghe mình. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi với bác sĩ và bày tỏ sự lo lắng của bạn. Tiếp nữa, bạn cần một ai đó có thể giải thích cho bạn các sắc thái của sự chẩn đoán hoặc tình trạng của bạn để bạn có thể hiểu cặn kẽ. Thứ ba, bạn cần phải có một bác sĩ chuyên khoa giỏi.
Bệnh nhân cần hiểu rằng, quan hệ điều trị là một trong những quan hệ quan trọng nhất. Đó là mối quan hệ cùng tham gia, chia sẻ và cảm thông.
Một số loại ung thư có thể phẫu thuật để cắt bỏ và hầu như không tái phát. Một vài loại đáp ứng tốt với xạ trị, một số loại khác lại phù hợp với phương pháp hóa trị và nội tiết. Một số loại chỉ cần một phương pháp điều trị và có những loại cần điều trị phối hợp...
ThS Phạm Thắng, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)